Ashitaba - Loại lá thần dược của các võ sĩ samurai Nhật Bản
Thí nghiệm hãi hùng vô tình biến con đẻ thành "tinh tinh" / Phát hiện sốc trong lõi băng ở Bắc Cực - vùng nước xa xôi nhất
Ashitaba còn có tên “lá của ngày mai” bởi sau khi bị cắt đi, nó mọc lên rất nhanh chóng. Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện thành phần tự nhiên đặc biệt trong Ashitaba có khả năng bảo vệ tế bào và trì hoãn quá trình lão hóa.
Theo Giáo sư Frank Madeo, chuyên gia Viện Nghiên cứu sinh học phân tử thuộc trường Đại học Graz của Australia, tinh chất có tên khoa học 4,4' - dimethoxychalcone hay DMC trong cây Ashitaba là chất xúc tác quan trọng của quá trình thanh lọc và tái tạo trong cơ thể, giúp loại bỏ những chất thừa, chất thải tế bào.
Đây là quy trình quan trọng để duy trì sức khỏe khi cơ thể ngày càng lão hóa. Nếu tế bào không thể hoạt động hiệu quả để loại bỏ những thành phần đã bị hư hỏng thì lâu dần, những thành phần này tích tụ có thể gây nhiều bệnh, trong đó có bệnh ung thư.
Kết quả đạt được là 4,4'-dimethoxychalcone bảo vệ tế bào men nở khỏi tác động của lão hóa và thậm chí còn hiệu quả hơn thành phần có tác dụng tương tự có trong vỏ quả nho.
Sau đó các nhà khoa học đã thử nghiệm 4,4'-dimethoxychalcone trên tế bào ruồi giấm và sâu. Những con ruồi giấm và sâu được thử nghiệm với 4,4'-dimethoxychalcone đều có tuổi đời kéo dài thêm 20%.
Trong thử nghiệm khác, 4,4'-dimethoxychalcone hỗ trợ bảo vệ tế bào tim chuột trong quá trình tự thực của tế bào. Bên cạnh đó, 4,4'-dimethoxychalcone còn “chứng tỏ” được khả năng chống chọi được với tổn thương gan do nhiễm độc cồn.
Giáo sư Madeo tiết lộ giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu là đánh giá liệu 4,4′-dimethoxychalcone có hiệu quả trong chống lão hóa và các bệnh liên quan tới lão hóa ở chuột. Tiếp đó là việc thử nghiệm trên tế bào của con người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời