Australia "rúng động" vì cá rô sát thủ biết trèo cây, "đi bộ"
'Giật mình' với loài cá mù giỏi đi bộ và leo thác như động vật bốn chân / Ảnh động vật ấn tượng: Mòng biển suýt rơi vào bụng cá voi, bò tót tắm bùn
Loài cá rô sát thủ có biệt danh như vậy vì khả năng bóp nghẹt cổ chim cũng như những con cá khác. Sau khi bị các con vật săn mồi nuốt chửng, cá rô sát thủ sẽ dùng các mang của mình chẹn cứng cổ họng của chúng.
Tuy nhiên, "tài năng" đặc biệt của loài cá này là chúng có thể sống sót nhiều ngày hay nhiều tuần trên cạn, do có cơ quan hít thở không khí. Trong những thời điểm khô hạn hơn, chúng sẽ đào sâu xuống dưới bùn để sinh tồn.
Trên website của mình, Bộ Nông nghiệp và Ngư nghiệp Australia cho biết, cá rô sát thủ sở hữu cơ thể có màu cam nâu nhợt nhạt hoặc màu nâu hơi lục sẫm với các vết sẫm màu điểm xuyết trên thân. Loài cá này thường có kích thước cơ thể khoảng 10 - 23cm, nhưng có thể phát triển tới 25cm.
Nhà chức trách Australia cảnh báo, cá rô sát thủ có thể di chuyển đây đó trên cạn bằng các vây ngực và chúng thậm chí còn biết leo trèo cây. Mặc dù là loài sinh trưởng tự nhiên trong nước ngọt, nhưng cá rô sát thủ cũng có thể sống trong nước mặn.
Đáng lo ngại hơn, nghiên cứu mới nhất cho thấy, loài cá này hiện đã tới được eo biển Torres, nơi chúng tràn vào các kênh rạch của 2 đảo thuộc bang Queensland.
Hãng tin ABC dẫn lời tiến sĩ Nathan Waltham thuộc Đại học James Cook nhận định, cá rô sát thủ có nguồn gốc từ Papua New Guinea và sẽ trở thành hiểm họa đối với động vật hoang dã địa phương.
"Chúng (cá rô sát thủ) có thể uốn cong các mang và làm chẹn cứng cổ họng của chim và cá, khiến những con vât này bị chết khi ăn thịt chúng. Chúng tôi chỉ tìm thấy chúng ở trên hai đảo Boigu và Saibai, những đảo gần Papua New Guinea nhất. Chúng chưa từng được phát hiện xa hơn về phía nam, nhưng nguy cơ là, nếu chúng không được kiểm soát, chúng sau đó có thể di chuyển qua eo biển Torres và xâm nhập vào phía bắc Australia", ông Waltham giải thích.
Vì có thể sống sót nhiều ngày trên cạn nên người ta phỏng đoán rằng, cá rô sát thủ có thể dễ dàng trà trộn vào đáy các thuyền đánh cá, đưa chúng đi xa hơn. Nhà chức trách khuyến cáo các ngư dân và khách lữ hành nhận diện loài cá nguy hiểm này và vứt bỏ chúng trước khi chúng có thể tiếp cận phần đất liền của Australia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'
CLIP: Cả gan trộm đồ ăn của sư tử, linh cẩu nhận cái kết thê thảm