Ba lăng mộ khiến kẻ trộm luôn 'thèm khát' nhất: Cái số 2 có vàng bạc nhiều không xuể
Clip: Những khoảnh khắc săn mồi kinh hoàng của linh cẩu / Kinh ngạc khả năng tái tạo cơ thể của một số loài động vật
Cuộc sống của các hoàng đế Trung Quốc luôn rất xa hoa, cho dù sau khi qua đời. Khi còn trị vì, các vị hoàng đế đã xây dựng, sửa chữa những khu lăng tẩm còn lớn hơn cả cung điện khi còn sống.
Vì thế các lăng mộ của các vị hoàng đế là nơi mà bọn trộm luôn thèm khát. Bởi vàng bạc, châu báu trong cung của hoàng đế bọn trộm không thể lấy được, nếu bị bắt sẽ bị giết cả gia đình hoặc tru di cửu tộc. Chính vì vậy, chúng chỉ có thể nhòm ngó nhữnglăng mộcó nhiều châu báu. Vậy trong số rất nhiều lăng mộ của các vị hoàng đế, đâu là lăng mộ khiến bọn trộm luôn thèm khát, nhòm ngó?
Lăng mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng ở phía bắc núi Ly Sơn thuộc huyện Lâm Đồng, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Vào thời điểm đó, "lăng mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng cao hơn 50 trượng", theo cách tính hiện tại, lăng mộ cao khoảng 115 m và có diện tích 56,2 km2.
Toàn cảnh mô phỏng lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Theo Sử ký – Tần Thủy Hoàng Bản kỷ, có viết thuật lại việc xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng như sau: "Khi Tần Thủy Hoàng mới lên ngôi, ông đã sai đào núi Ly Sơn. Đến khi thống nhất được thiên hạ thì dời 700.000 người đến xây lăng mộ, đào ba con suối, ở dưới đổ đồng nung và đưa quách vào. Đem những đồ quý báu của các cung điện, của trăm quan xuống cất đầy ở dưới.
Lại sai thợ làm máy bắn tên hễ có ai đào đến gần thì bắn ra. Sai lấy thủy ngân làm một trăm con sông, như Trường Giang, Hoàng Hà và biển lớn, làm cho nước sông và biển chảy vào nhau. Ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lý, lấy dầu cá nhân ngư để thắp đuốc, tính toán làm thế nào để cháy mãi mãi".
Mô phỏng địa cung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Về số lượng những đồ vật quý giá trong lăng mộ, đến sử gia Tư Mã Thiên cũng nhận xét rằng: "Các đồ vật quý giá được chất đầy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng". Giá trị và số lượng kho báu trong lăng mộ là rất lớn và có nhiều các di tích văn hóa.
Đặc biệt, đội quân đất nung của lăng mộ Tần Thủy Hoàng được coi là kỳ quan thứ 8 của của thế giới và chỉ cách lăng mộ khoảng 1,5 km về phía Đông.
2. Hán Mậu Lăng
Hán Mậu Lăng hay còn được gọi là Mậu Lăng. Đây là lăng mộ của Hán Vũ Đế (Lưu Triệt), hoàng đế nhà Hán, nằm ở đồng bằng phía bắc giữa thành phố Hàm Dương và thành phố Hình Bình, tỉnh Thiểm Tây, cách Tây An 40 km về phía Tây. Vào thời Tây Hán, Vũ Đế đã xây dựng lăng của mình ở thị trấn Mậu, huyện Hòe Lí.
Toàn cảnh Mậu Lăng, được coi như kim tự tháp của Trung Quốc.
Theo "Tấn Thư" chép lại, Hoàng đế của nhà Hán trị vì trong 54 năm, và mất 53 năm để xây dựng lăng mộ. Một phần ba số ngân khố thu nộp thuế hàng năm được sử dụng cho việc xây dựng lăng mộ và thu thập đồ tang lễ.
Năm 87 trước Công nguyên, Hán Vũ Đế qua đời. Trước khi mai táng, thi thể Hán Vũ Đế được khâm liệm tại điện trước của cung Vị Ương. Việc chuẩn bị an táng cho Hán Vũ Đế được chuẩn bị rất cẩn thận và công phu với vô số vàng bạc, đồ châu báu tùy táng.
Theo "Hán Thư – Cống Vũ Truyện" chép lại: "Ngoại trừ hơn 190 loại vật phẩm gồm tiền tài châu báu, kể cả các loại động vật sống, chim muông, cá rùa, trâu ngựa, hổ báo, thú dữ... đều được tùy táng theo".
Ngựa mạ vàng – Di tích văn hóa cấp quốc gia tìm được tại Mậu Lăng.
Theo ghi chép của sách "Tây Kinh Tạp Ký" thì bên trong quan tài, miệng của Hán Vũ Đế ngậm thiền ngọc, xung quanh đặt rất nhiều vàng bạc, châu báu. Trên người Hán Vũ Đế mặc 1 chiếc áo được làm từ ngọc quý dài tới 1,88 m. Có thể nói, về độ xa hoa và phong phú thì Mậu Lăng chính là lăng mộ có nhiều kho báu xa xỉ nhất Trung Quốc.
3. Càn LăngCàn Lăng tọa lạc trên núi Lương Sơn, huyện Càn, tình Thiểm Tây, nằm cách Tây An 85 km về phía Tây, có độ cao 1049 m. Lăng mộ có diện tích 2,4 triệu m2, có 378 cung điện... Được xây dựng vào năm 686, là một trong số 18 lăng mộ tiêu biểu của nhà Đường, đồng thời đây cũng là lăng mộ độc nhất vô nhị của các hoàng đế thuộc hai triều đại ở Trung Quốc. Càn Lăng là nơi chôn cất của hai hoàng đế là Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên.
Khu vực các tượng đá không đầu ở Càn Lăng.
Tại "Hội nghị chuyên đề học thuật kỷ niệm 1300 năm ngày chôn cất Võ Tắc Thiên tại Càn Lăng" được tổ chức vào tháng 6 năm 2006, một số chuyên gia cho rằng kho báu trong cung điện dưới lòng đất của Càn Lăng có thể lên tới 500 tấn.
Sức hấp dẫn của Càn Lăng rất lớn, tuy nhiên các chuyên gia cũng cho biết Càn Lăng là lăng duy nhất trong 18 lăng của nhà Đường chưa bị cướp. Bởi đường dẫn vào lăng mộ rất khó đào hố. Chưa có vết tích của vụ trộm nào được tìm thấy cho đến nay. Theo "Đường Hội Yếu": "Cổng của địa cung trong Càn Lăng được chặn bằng đá và dùng gang để cố định chúng".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà