Ba thất bại tình báo lớn nhất của Liên Xô
Khám phá về 'Chiến dịch cứu đói' Liên Xô của Mỹ cách đây gần 1 thế kỷ / Chuyện thú vị về chó chống tăng của Liên Xô trong thế chiến thứ 2
Vụ đổ vỡ tại Đan Mạch
Thất bại lớn nhất của Tình báo Liên Xô không phải là do Cơ quan mật vụ Đức Quốc xã (Gestapo) hay Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) khui ra, mà là cảnh sát Đan Mạch không mấy tên tuổi. Trong lịch sử văn học, thất bại này được mô tả với cái tên “Cuộc gặp của những trùm tình báo”.
Nguyên nhân đổ vỡ xuất phát từ việc các điệp viên Liên Xô đã không chú ý đúng mức đến chỉ thị từ Moskva về không tuyển mộ cơ sở là những người của đảng Cộng sản Đan Mạch. Đây là những người trung thành với Liên Xô, nhưng họ là mối nguy, vì bị các cơ quan tình báo, phản gián sở tại theo dõi thường trực.
Chính từ hoạt động giám sát nhằm vào những người cộng sản Đan Mạch này, cảnh sát Copenhagen đã lần ra Alexander Ulanovsky, người chỉ huy lưới tình báo Liên Xô tại Đan Mạch. Ngày 20/2/2035, cảnh sát đột kích vào một căn hộ khi Ulanovsky và đồng nghiệp đang trao đổi, bàn bạc công việc.
Ulanovsky, 3 nhân viên tình báo Liên Xô cùng với 10 điệp viên nước ngoài (2 người Mỹ, 8 người Đan Mạch) bị bắt giữ. Trong đó, hai nhân viên tình báo Liên Xô được phái sang dưới dạng “tình cờ”, không có ý ở lại Copenhagen: Họ đang trên đường từ Đức trở về Liên Xô và đơn giản chỉ là nghỉ dừng chân ở thủ đô Đan Mạch để thăm một người bạn cũ.
Hệ quả từ “Cuộc gặp những ông trùm tình báo” chính là việc mạng lưới tình báo của Liên Xô lập tại Đan Mạch bị bóc dỡ hết. Liên Xô không có quá nhiều lợi ích tại Đan Mạch. Nhưng thông qua đất nước vùng Scandinavia này, Moskva có điều kiện để thu thập tin tức về Đức quốc xã. Chỉ vì sai lầm của Ulanovsky, Liên Xô phải tìm cách thiết lập một kênh thu tin mới.
2. Cú sẩy chân của Ramsay
Đây chính là điệp viên giá trị nhất của Liên Xô ở nước ngoài. Từ năm 1933, nhà báo người Đức Richard Sorge, được Moskva đặt mật danh “Ramsay”, sống và làm việc tại Nhật Bản. Ông trở thành nguồn cung cấp thông tin mật chủ chốt cho tình báo Liên Xô về tình hình tại quốc gia phương Đông này.
Mùa thu năm 1941, chính Sorge là người đã cung cho lãnh đạo tại Moskva thông tin tình báo quan trọng khẳng định Nhật Bản sẽ không tấn công Liên Xô và thực chất đang hướng sự thù hằn sang Mỹ. Nhờ đó, giới lãnh đạo, tướng lĩnh Liên Xô đi tới quyết định điều chuyển nhiều sư đoàn từ Serbia, Viễn Đông về Moskva, nơi đang cần chi viện lớn để đánh bại cuộc tấn công của quân Đức trong chiến dịch “Cơn lốc”.
Thế nhưng, đến tháng 10 năm đó, Ramsay bị bắt. Xuất hiện nhiều giả thuyết về sự đổ vỡ này. Có thông tin cho rằng bức điện mà ông gửi về Moskva đã bị chặn thu, giải mã. Người khác nói ông bị phản bội bởi một điệp viên trong lưới hoạt động ở Nhật Bản. Cũng có tin cho rằng cảnh sát Nhật Bản theo dõi những người cộng sản bản địa từng được tình báo Liên Xô tuyển mộ và có liên hệ với Sorge và phát hiện ra điệp viên trùm sò của Liên Xô.
Ngày 18/10/1941, Richard Sorge và 24 điệp viện trong mạng lưới của ông bị bắt. Cuộc điều tra kéo dài trong nhiều năm. Đến ngày 7/11/1944, đúng vào dịp kỉ niệm 27 năm ngày nổ ra cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, Sorge bị chính quyền Nhật Bản đem ra xử tử hình bằng hình thức treo cổ tại nhà tù Sugamo. Tình báo Liên Xô nhiều năm sau đó mất đi một nguồn tin tin cậy ở Nhật Bản.
3. Vụ ám sát von Papen bất thành
Năm 1939, Đức bổ nhiệm Franz von Papen làm Đại sứ mới tại Ankara. Ông này là một chính trị gia lão luyện, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Nhiệm vụ của von Papen là lôi kéo Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến và đứng về phe Trục (Axis Power) với Đức, Ý, Nhật Bản.
Ngoài ra, Von Papen còn có toan tính riêng cho bản thân. Với mối quan hệ ngoại giao rộng, ông này bí mật thăm dò khả năng đạt thỏa thuận hòa bình giữa Đức với các đồng minh phương Tây mà không tính đến lợi ích của Liên Xô. Von Papen kỳ vọng sẽ có được một chức vụ nổi bật trong chính quyền mới (không có Hitler).
Do viên Đại sứ Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ trở nên quá nguy hiểm với Liên Xô, tình báo nước này quyết định phải thủ tiêu von Papen. Moskva hy vọng vụ sát hại von Papen không chỉ tạo ra rạn nứt trong quan hệ Ankara-Berlin, mà trong kịch bản “thuận lợi nhất” nó còn có thể gây ra cuộc chiến giữa hai nước.
Ngày 24/2/1942, Omer Tokat, một điệp viên do tình báo Liên Xô tuyển mộ, tìm cách tiếp cận Von Papen trên phố. Điệp viên này mang theo bom, nhưng thật không may trái bom kích hoạt sớm hơn dự kiến, khiến người này thiệt mạng, trong khi Đại sứ Đức và vợ chỉ bén nhiệt chút xíu từ đám cháy,không bị thương.
Cơ quan an ninh Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng thiết lập và siết chặt vòng vây nhằm vào số người tham gia kế hoạch ám sát này, phát hiện ra vai trò chủ chốt của haisĩ quan tình báo Liên Xô dưới vỏ bọc đại diện thương mại là Leonid Korrnilov và Georgy Mordvinov. Không chỉ bắt giữ hai người này, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn phong tỏa Đại sứ quán Liên Xô trong nhiều ngày.
Tòa án tại Ankara kết án 20 năm tù đối với Kornilov và Mordvinov. Tuy nhiên, khi Đức quốc xã bắt đầu hứng chịu thất bại ở một số mặt trận và Thổ Nhĩ Kỳ dần nhích lại gần phe Đồng minh, mức án đối với hai sĩ quan tình báo Liên Xô được giảm xuống. Tháng 8/1944, cả hai được phóng thích và đưa về Moskva.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm