Bài hát "ma ám" khiến hơn trăm người nghe xong liền đi tự tử và sự thật phía sau
Vị tỷ phú Trung Quốc sở hữu ‘ngôi làng ma’ độc nhất vô nhị trên Internet / Khám phá về quái vật Aswang: "Con lai" của ma cà rồng, ghoul và zombie
Âm nhạc vốn được coi là liều thuốc chữa lành cho tâm hồn con người, tuy nhiên điều gì cũng có ngoại lệ và bài hát Gloomy Sunday (tạm dịch: Chủ nhật buồn) chính là một ngoại lệ như thế. Không những không đem lại niềm vui và sự an ủi, bài hát này còn liên quan tới hàng loạt vụ tự sát và những hiện tượng bí ẩn khiến bất cứ ai khi nhắc đến đều rùng mình, sợ hãi.
ÔngRezso Seress, tác giả của ca khúcGloomy Sunday.
Gloomy Sunday được viết vào năm 1932bởi một nghệ sĩ piano người Hungary có tên Rezso Seress,viết về chính tâm trạng của tác giả khi đang đau khổ vì mất người yêu. Ban đầu, ca khúc này bị nhiều hãng đĩa từ chối nhưng vài tháng sau, ông Rezso may mắn khi được một công ty đồng ý thu nhận và từ đó bài hát được phát hành. Bài hát này mang ca từ ảm đạm, điệu nhạc vô cùng u uất và buồn thảm. Tuy nhiên, chẳng ai có thể ngờ rằng một bài hát lại gây nên hàng loạt vụ tự tử, bao gồm cả tác giả sáng tác nên nó. Gloomy Sunday được đặt biệt danh là "bài hát ma ám" hay "ca khúc tự sát", thậm chí còn được xếp vào "thập đại cấm khúc" của thế giới.
Những vụ tự sát liên tiếp
Khoảng 2 năm sau khi bài hát Gloomy Sunday được phát hành, một người đàn ông đến từ thành phố Budapest, Hungary, đã bước vào quán cafe, yêu cầu nhạc công chơi bài hát này.Ông vừa nhấm nháp champagne, vừa thưởng thức bản nhạc một cách bình thản. Tuy nhiên khi bài hát vừa kết thúc, người đàn ông bước ra khỏi quán rượu rồi lôi một khẩu súng ra, kết liễu cuộc đời mình bằng một phát bắn chí mạng vào đầu.
Khoảng một tuần sau đó, tại thủ đô Berlin của Đức, một nữ nhân viên bán hàng được tìm thấy trong tư thế treo cổ tự tử tại nhà. Dưới chân cô, cảnh sát tìm thấy một tờ giấy in bản nhạcGloomy Sunday.
Hàng loạt vụ tự tử liên quan đến bài hát này đã xảy ra (Ảnh minh họa)
Không lâu sau, tại New York, Mỹ, một cô thư kí xinh đẹp cũng tự tử bằng khí gas trong căn hộ chung cư của mình. Tại hiện trường, cảnh sát tìm thấy một lá thư tuyệt mệnh, bên trong có ghi yêu cầu hãy chơi bản nhạcGloomy Sunday trong đám tang của cô.
Tiếp tục trong chuỗi những vụ tự tử có liên quan tới "bài hát ma ám", một người đàn ông 80 tuổi tự kết liễu cuộc đời bằng cú nhảy từ cửa sổ tầng 7 xuống đất trong khi đang nghe bài hát này;cô bé 14 tuổi chết đuối khi trong tay đang cầm một bản copy của bản nhạcGloomy Sunday. Tại Ý, một cậu bé đang đi trên đường bỗng dừng lại, dốc sạch tiền để đưa cho người du ca đang chơi bài hátGloomy Sunday rồi chẳng nói chẳng rằng, đi thẳng tới một cây cầu và nhảy xuống kết liễu cuộc đời.
Người ta cho rằng đã có ít nhất hơn trăm vụ tử tử liên quan tới "ca khúc tự sát" Gloomy Sunday tại nhiều nước trên thế giới. Tin tức về những vụ việc này ngày càng nhiều, đến nỗi nhiều câu chuyện khác liên quan được dựng lên thông qua trí tưởng tượng của con người. Sau đó, nhiều quốc gia đã cấm lưu hành bài hát này, không phát sóng tại những buổi phát thanh, đám tang hay nơi công cộng.
ÔngRezso đã kết liễu cuộc sống sau khi chịu quá nhiều áp lực về bài hát của mình.
Sau khi báo chí đưa tin về hàng loạt vụ tự tử liên quan tới bài hát của mình, ông Rezso đã vô cùng khó hiểu và hoảng loạn. Ông thậm chí còn nhận hàng loạt đơn kiện vì bài hát của mình. Mặc dù đã lên tiếng giải thích đó chỉ là bài hát nói về sự thất tình nhưng ôngRezso không lý giải được vì sao nó có liên quan tới nhiều vụ tự sát, cuộc đời ông cũng vì thế mà rơi vào vực thẳm. Năm 1968, có lẽ vì không chịu được áp lực, nhạc sĩ này cũng đã treo cổ tự tử tại nhà mình.
Lý giải bí ẩn của "bài hát ma ám"
Hiện nay, Gloomy Sunday không còn được nhiều người nghe, cũng không còn những vụ tự sát liên quan đến bài hát này nữa. Tuy nhiên, bí ẩn về ca khúc này vẫn khiến nhiều người tò mò. Nhiều nhà khoa học cũng đã cố gắng tìm hiểu các yếu tố xung quanh để giải thích cho hiện tượng khó hiểu này.
Bản gốc của ca khúcGloomy Sunday.
Họ cho rằng âm nhạc có thể ảnh hưởng tới tâm lý con người nhưng không thể mang tính quyết định, càng khó có thể gây ra những vụ tự sát hàng loạt. Thực chất, "bài hát ma ám" Gloomy Sunday chỉ là sự trùng hợp và thêu dệt của dư luận, còn những vụ tự sát lại được lý giải bằng khoa học và thời thế.
Vào thời điểm bản nhạc này ra đời, Mỹ và châu Âu đang trong giai đoạn phát triển nền công nghiệp. Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, kinh tế - xã hội rơi vào tình thế khủng hoảng trầm trọng, thất nghiệp gia tăng, nhiều người không vượt qua được ám ảnh chiến tranh, mất phương hướng, trầm cảm... Chính những điều đó đã tác động mạnh mẽ tới tâm lý và suy nghĩ của con người, cộng thêm ảnh hưởng từ bản nhạc u ám, dễ khiến họ đưa ra những quyết định đau lòng.
Dù đã được lý giải bằng khoa học,Gloomy Sunday vẫn bị coi là "khúc ca tự sát" nổi tiếng thế giới.
Hiện nay, Gloomy Sun dayđược xếp vào "thập đại cấm khúc" của thế giới nhưng hầu như không còn bị các quốc gia cấm phát hành nữa. Nó vẫn có thể được tìm thấy trên những trang web âm nhạc nhưng hầu như không phải bản nhạc gốc mà chỉ là biến thể đã được hòa âm lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà