Bạn có biết: Sóc là 'chuyên gia nghe trộm' trong thế giới động vật
Kinh ngạc khả năng tái chế rác thải nhựa của Sóc / Bí quyết chăm sóc nhan sắc “nghiêng nước nghiêng thành” của mỹ nhân Trung Hoa cổ đại
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oberlin ở Ohio, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu hành vi của loài sóc và phát hiện ra đặc điểm thú vị làm bằng chứng cho sự thông minh nhanh nhẹn của sóc.
Thông thường, chim thường xuyên thay đổi tiếng kêu để báo động cho đồng loại những mối đe dọa tiềm tàng xung quanh.
Theo tờ SF, khi một kẻ săn mồi như chim ưng phát tiếng kêu trên bầu trời, những con chim nhỏ bên dưới gần đó sẽ báo động cho đồng loại. Một khi mối đe dọa đã tan biến, những con chim sẽ trở lại tiếng hót như cuộc trò chuyện bình thường của chúng.
Biết được đặc tính này của chim, loài sóc xám khôn lỏi thường xuyên nghe lén tiếng chim hót líu lo để xác định xem một khu vực nào đó có an toàn hay không, có sự xuất hiện của kẻ săn mồi ghê gớm nào hay không.
Để khám phá ra kết quả, các nhà nghiên cứu đã quan sát hành vi của 54 con sóc xám phương Đông hoang dã trong các công viên và khu dân cư trên khắp Oberlin, Ohio. Đồng thời họ đặt nhiều chiếc loa gần đó phát đoạn ghi âm tiếng kêu của diều hâu đuôi đỏ, một kẻ săn mồi đáng sợ chung của cả sóc và chim nhỏ.
Khi nghe tiếng chim trò chuyện, những con sóc đã phản ứng nhanh chóng về một kẻ săn mồi nghi ngờ đang ở gần. Những hành vi cảnh giác điển hình bao gồm dựng người đứng dậy, đóng băng tại chỗ hoặc chạy trốn khỏi mối đe dọa tiềm tàng.
Sau khi phát tiếng chim ưng, các nhà nghiên cứu lại phát đoạn ghi âm dài 3 phút về tiếng chim hót rộn ràng vào buổi sáng sớm. Những con sóc cũng nhanh chóng cho thấy chuyển động trở lại cuộc tìm kiếm thức ăn như bình thường.
Các nhà nghiên cứu có ý định thực hiện các nghiên cứu sâu hơn về hiện tượng này. Giáo sư Keith Tarvin, người đứng đầu thử nghiệm cho biết một trong những bước tiếp theo để xác định chính xác những gì sóc đang phản ứng, những loài chim hoặc các loại tiếng ồn cụ thể, không dừng lại ở âm thanh trò chuyện chung chung.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
Đảo rắn độc nguy hiểm nhất thế giới, không ai được phép cập bến: Hai bước chân là có 1 con rắn độc!
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy
CLIP: Cầy mangut 'đánh úp' rắn hổ mang và cái kết khiến người xem 'sốc' nặng
CLIP: Hổ cắn chết rồi kéo báo đốm đi trước mặt du khách
CLIP: Khỉ chủ động tấn công rắn hổ mang chúa và cái kết bất ngờ