Khám phá

Bản mật mã cổ đại nhất của người Maya thật đến mức nào?

Số phận trôi nổi của bản mật mã này đã làm hao tốn rất nhiều giấy mực của giới nghiên cứu.

Bí ẩn bên trong kim tự tháp Kukulkan của người Maya / Nhiều bằng chứng xác nhận người Maya là người ngoài hành tinh?

Các nhà nghiên cứu đã chính thức công nhận tính xác thực của một văn bản Maya cổ có niên đại từ thế kỷ thứ 13. Tuyên bố từ các nhà khoa học đã chấm dứt hoàn toàn những tranh cãi kéo dài nhiều thập kỷ về mảnh giấy bí ẩn có chứa các kí hiệu này liệu có phải là đồ giả hay không.Với cái tên “Mật mã Grolier”, mảnh giấy có chứa các hình vẽ và kí tự này đã được phát hiện vào năm 1960 trong một vụ đả phá đường dây trộm cắp văn vật khảo cổ.

Tuy nhiên, Mật mã Grolier đã bị các nhà khảo cổ và sử học nghi ngờ về tính chất xác thực và cho rằng nó là vật bị các tay buôn lậu đồ cổ làm giả để trục lợi. Tuy nhiên, phân tích mới đây đã chứng minh được văn vật này thật sự là của người Maya và là bản thảo cổ nhất được tìm thấy ở châu Mỹ.Trong khi những tàn tích khác của nền văn mình Maya được tìm thấy ở thế kỷ 19 thì bản Mật mã Grolier lại được đưa ra ánh sáng vào những năm cuối thế kỷ 20. Nó đã được tìm thấy bởi những kẻ đánh cắp cổ vật trong một hang động ở Chiapas, Mexico. Sau đó, Grolier trôi dạt vào bộ sưu tập tư nhân của một nhà tài phiệt.

Xác nhận tính chân thật bản mật mã cổ đại nhất của người Maya - 1

Một phần của bản Mật mã Grolier vừa được xác thực. Nguồn ảnh: escientificnews

"Cuộc đời của Grolier xứng đáng được viết một quyển tiếu thuyết”, theo lời nhà nhân loại học Stephen Houston của Đại học Brown cho biết. "Nó đã được tìm thấy trong một hang động ở Mexico, trở thành một phần của bộ sưu tập của một đại gia người Mexico, ông Josué Sáenz. Sau đó, Mật mã Grolier lại tiếp tục bị lưu lạc ra nước ngoài trước khi trở về tay các nhà chức trách Mexico".

Đoạn mật mã này lấy tên từ câu lạc bộ sưu tầm đồ cổ Grolier ở thành phố New York, nơi nó lần đầu được đưa ra công chúng vào những năm 1970. Nhưng kể từ đó, các nhà nghiên cứu đã tranh luận không dứt để xem nó có phải là giả mạo hay không”.Các cổ vật khác được tìm thấy cùng với Grolier là một chiếc mặt nạ gỗ và một con dao dùng để hiến tế. Trong khi những cổ vật này đã được giới học thuật công nhận là đồ thật từ lâu thì Grolier vẫn tiếp tục chịu nhiều hoài nghi và chỉ trích.

"Họ luôn tin chắc chắn Grolier là đồ giả”, giáo sư Houston nói. "Chúng tôi quyết định xem xét lại một lần nữa và kiểm tra từng chi tiết một. Bây giờ chúng tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng Grolier chính là đồ thật".Các nhà nghiên cứu đã phân tích nguồn gốc của Grolier, kiểm tra cách thức sử dụng các hình ảnh minh họa và hình tượng, cũng như so sánh với các cổ vật Maya khác.Nhóm nghiên cứu cũng phân tích niên đại carbon của các trang giấy và chứng minh được rằng Grolier là văn bản cổ nhất của người Maya được tìm thấy cho đến hiện nay.

Phân tích carbon cho biết bản thảo Grolier có nguồn gốc từ thế kỷ 13. Trong khi đó, kĩ thuật làm giả của những năm 1960 lúc thời điểm phát hiện bản thảo này không thể đạt đến trình độ qua mặt luôn cả phương pháp phân tích cacbon.Các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành giải nghĩa Grolier và phát hiện ra được nội dung của bản thảo này ghi về bốn bộ luật cổ nhất của người Maya.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm