Khám phá

Bí ẩn quanh những tàn tích của nền văn minh Maya

Nền văn minh Maya được coi là một nền văn minh vô cùng phát triển, để lại vô cùng nhiều di sản. Bên cạnh đó, những tàn tích của nền văn minh Maya cũng ẩn chứa rất nhiều hiện tượng bí ẩn.

Bí ẩn về kho báu trị giá hơn 45 tỉ USD của trùm phát xít Hitler / Bất ngờ phát hiện xác tàu gỗ vẫn còn nguyên vẹn sau 400 năm dưới đáy biển

Hiện tượng bí ẩn quanh những di tích, tàn tích của một nền văn minh cổ xưa, luôn là một đề tài hấp dẫn giới nghiên cứu, trong đó có nền văn minh Maya. Những di tích, tàn tích của nền văn minh vô cùng hiện đại này vẫn đang chờ đợi được khám phá.

Nền văn minh Maya là nền văn minh cổ đặc sắc bên cạnh nền văn minh Andes, được xây dựng bởi người Maya, một bộ tộc thổ dân châu Mỹ mà từ 2000 năm trước đây đã từng sinh sống ở bán đảo Yucatán của Trung Mỹ, thuộc đông nam Mexico, Bắc Guatemala và Honduras ngày nay.Nền văn minh Maya đạt một trình độ cao không những về lĩnh vực xây dựng nhà nước mà còn phát triển rực rỡ cả lĩnh vực kiến trúc, toán học, thiên văn học và tính toán thời gian, để lại cho nhân loại khá nhiều di vật và kiến thức.

Đầu lâu pha lê bí ẩn của người Maya

Tính tới thời điểm này, chiếc đầu lâu cổ bằng pha lê nổi tiếng nhất có tên Mitchell - Hedges (đặt theo tên người tìm ra nó), được phát hiện năm 1924.Đầu lâu Mitchell - Hedges lạc giữa một khu phế tích Maya gọi là thành phố Lubaantun ở Belize, Mexico.

Có rất nhiều hiện tượng bí ẩn tồn tại quanh những chiếc đầu lâu pha lê này

Có rất nhiều hiện tượng bí ẩn tồn tại quanh những chiếc đầu lâu pha lê này.

Nó được chế tác rất công phu, có kích thước như đầu lâu thật, nặng 5,13kg, làm từ một khối đá hoa cương, có cấu trúc rất tinh xảo, đánh bóng bằng một loại bột nhão bí ẩn.
Điểm ấn tượng nhất của đầu lâu Michell - Hedges là nó có một bộ hàm di động, gắn với phần sọ trên bởi dây nối.

Ngoài ra, còn một số chiếc đầu lâu khác được khai quật, gắn liền với tên tuổi của chuyên gia Nocerino - người cả đời khám phá và truy tìm những cổ vật này.Ông đã tìm thấy một cái ở Pháp, đặt tên cho nó là “Ánh sáng của Chúa”, một đầu lâu pha lê hồng ở biên giới Guatemala - Honduras, hai màu tím tại California và trong một ngôi mộ cổ ở Peru.

Tính tổng cộng hiện nay, giới nghiên cứu cho rằng, có khoảng 13 chiếc đầu lâu pha lê được cho là của nền văn minh Maya còn sót lại trên Trái đất này.Có nhiều người sau khi nhìn vào những chiếc đầu lâu pha lê thì có cảm giác như bị thôi miên, ảo giác. Nhưng trái lại, không ít nhân chứng nói rằng, sức mạnh siêu nhiên của đầu lâu pha lê đã giúp họ cảm thấy minh mẫn, tỉnh táo, thậm chí khỏi bệnh khi đứng gần nó. Nhiều giả thuyết cho rằng, người Maya tạo ra 13 đầu lâu, phù hợp với số lượng hành tinh trong hệ Mặt trời thời thượng cổ mà họ quan sát được.

Lịch Maya - một thành tựu văn minh tuyệt vời

Người Maya rất chú trọng đến việc ghi chép lại lịch sử của con người. Tuy không phải những người đầu tiên nghĩ ra lịch, nhưng họ cũng tự tạo ra 4 hệ thống lịch riêng cho những giai đoạn riêng. Tùy vào nhu cầu, người Maya sử dụng vài loại lịch khác nhau hoặc kết hợp hai loại lịch để ghi chép một sự kiện. Người Maya sử dụng hệ lịch Tzolk'in, Haab, hệ lịch tròn và hệ lịch Long Count (Đếm dài).

 

Lịch Maya dấy lên tin đồn về hiện tượng bí ẩn Ngày tận thế

Lịch Maya dấy lên tin đồn về hiện tượng bí ẩn Ngày tận thế.

Cùng phát triển với các nền văn minh Trung Mỹ khác, người Maya sử dụng hệ đếm nhị thập phân (vigesimal) và hệ ngũ phân. Hệ ngũ phân trên cơ sở so sánh với số ngón tay của một bàn tay, còn nhị thập phân là toàn bộ số ngón tay và ngón chân. Trong tiếng Quiche, từ chỉ số 20 là huvinak, có nghĩa là "toàn thân".

Ngoài ra, người Maya đã phát triển khái niệm "số 0" vào năm 357, sớm hơn châu Âu khoảng gần 900 năm. Văn bản cổ cho thấy, những người Maya, có nhu cầu công việc cộng vào hàng trăm triệu và số ngày lớn đòi hỏi phải có phương cách chính xác để thực hiện chúng. Kết quả tính toán về thiên văn học theo một không gian và thời gian dài là cực kỳ chính xác; bản đồ về sự vận động của Mặt Trăng và các hành tinh có độ chính xác ngang bằng hoặc vượt xa các văn minh khác quan sát vũ trụ bằng mắt thường.

Theo lịch của người Maya, độ dài của một năm gồm 365 ngày, thời gian Trái Đất quay hết một vòng quanh Mặt Trời. Cách tính này chính xác hơn rất nhiều lịch được châu Âu sử dụng vào thời đó (lịch Gregory).

Lịch Long Count dựa trên cơ sở năm Mặt Trời với 365 ngày. Một năm Mặt Trời được chia thành 18 tháng, mỗi tháng có 20 ngày (dùng hệ đếm cơ số 20), năm ngày dư lại được đưa vào cuối năm. Các ngày trong tháng được ghi bằng số thứ tự từ 0 đến 19 trước tên tháng (0 đến 4 cho tháng thiếu, cuối năm có 5 ngày).Theo lịch này, các năm nối tiếp nhau không ngừng, không có năm nhuận. Như vậy kết quả là lịch sẽ bị sai lệch lùi về một ngày trong vòng 4 năm. So với lịch Gregory hiện đại, thì khoảng 3.257 năm lại có sai số gần 1 ngày.

Một chu kỳ lịch Long Count của người Maya kéo dài 5.125,36 năm - gọi là một Đại chu kỳ.Khi khớp với lịch Gregory hiện đại thì lịch Maya kết thúc vào ngày 21/12/2012. Theo lịch và cách viết của người Maya thì ngày 21/12/2012 được viết là 13.0.0.0.0, báo hiệu sự chấm dứt của Đại chu kỳ.

 

Tuy nhiên, các học giả và người địa phương cho rằng mốc này không liên quan gì đến ngày tận thế, mà chỉ giống như đêm giao thừa của một năm. Không có văn bản hay tài liệu nào của người Maya dự doán ngày tận cùng của thế giới khi Đại chu kỳ kết thúc.

Kim tự tháp Maya được thiết kế để “hót” như chim

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, khi đứng vỗ tay phía trước ngôi đền Kukulcan 1.100 tuổi trong thành phố Maya cổ đại Chichen Itza, họ nghe thấy tiếng vọng từ kim tự tháp, y như tiếng chiêm chiếp của loài chim đuôi seo linh thiêng trên vùng đất Trung Mỹ.Kỹ sư âm học David Lubman, ở Westminster, California (Mỹ) tin rằng, người Maya đã xây dựng các kim tự tháp này sao cho chúng tạo ra những hiệu ứng âm thanh đặc biệt: khi vỗ tay ở chân thang dẫn lên đền, nó sẽ tạo ra một tiếng dội bắt đầu với tiết tấu thăng cao, rồi sau đó trầm xuống, giống như tiếng “chiếp” của loài chim đuôi seo bản địa.

Kim tự tháp Maya có thiết kế để tạo ra hiện tượng bí ẩn tiếng hót chim đuôi seo

Kim tự tháp Maya có thiết kế để tạo ra hiện tượng bí ẩn tiếng hót chim đuôi seo.

Lubman phỏng đoán các bậc thang dẫn lên đền Kukulcan (nằm ở bán đảo Yucatan, đông nam Mexico) đã được xây dựng theo những kích cỡ có chủ ý, nhằm tạo ra hiệu ứng mô phỏng âm thanh nói trên. Những bậc phía dưới thì dốc và mặt bậc hẹp, không thuận lợi cho việc leo lên, nhưng lại lý tưởng để cộng hưởng thành âm thanh cao vút. Trong khi đó, các bậc phía trên hỗ trợ việc tạo ra âm trầm.

 

“Nếu có một cấu trúc với lối thiết kế như vậy, nó sẽ tạo ra những tiếng chiêm chiếp y như của chim”, Lubman nói. Ông cũng ghi nhận được hiệu ứng tương tự tại kim tự tháp Magician trong thành Uxmal cổ của người Maya, gần Chichen Itza.Nghiên cứu đã được công bố tại cuộc họp của Hiệp hội Âm học Mỹ ở Cancun, Mexico.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm