Khám phá

Bằng chứng khảo cổ cho thấy người Hy Lạp cổ đại không bỏ rơi trẻ khuyết tật

Các bằng chứng văn bản và khảo cổ cho thấy người Hy Lạp cổ đại chăm sóc chu đáo cho trẻ sơ sinh khuyết tật.

Các nhà khảo cổ khai quật tác phẩm điêu khắc con tằm 6.000 năm tuổi ở Trung Quốc / Tiến vào mộ Khang Hy, nhóm khảo cổ ngửi thấy mùi quái dị: Kết quả niêm phong vĩnh viễn!

Trong gần 2000 năm kể từ đó đến nay, câu chuyện của Plutarch đã trở thành một quan niệm phổ biến về xã hội Hy Lạp cổ đại. Ngay cả các học giả hiện đại cũng lấy những lời này làm ví dụ khi giảng dạy cho sinh viên để nhấn mạnh sự khác biệt giữa xã hội ngày nay và ngày xưa. Khi đọc những dòng này, "các học giả cho rằng trẻ em khuyết tật sẽ bị kỳ thị, bỏ rơi ngoài trời hoặc nơi công cộng," nhà khảo cổ học Lesley Beaumont tại Đại học Sydney cho biết.
Quan niệm này thậm chí đã được sử dụng để biện minh cho những hành động tàn bạo hiện đại. Chẳng hạn, những người theo chủ nghĩa ưu sinh của Đức Quốc xã đã biện minh cho việc giết người tàn tật bằng cách viện dẫn tiền lệ Hy Lạp cổ đại. “Quan niệm này đã được sử dụng cho một số mục đích bất chính,” nhà lịch sử học Debby Sneed tại Đại học Bang California, Long Beach, nói.
Một bức tranh thế kỷ 18 mô tả những người lớn tuổi Spartan đang kiểm tra một đứa trẻ sơ sinh.
Nhưng bằng chứng khảo cổ học và xem xét kỹ hơn các nguồn văn bản khác cho thấy những gì Plutarch viết có thể chỉ là huyền thoại. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hesperia, Sneed lập luận rằng việc bỏ rơi trẻ sơ sinh khuyết tật không được chấp nhận rộng rãi trong văn hóa Hy Lạp cổ đại, ngay cả khi thỉnh thoảng tình trạng này có xảy ra.
Cụ thể, theo Sneed, khi viết những dòng trên, Plutarch viết về các sự kiện diễn ra 700 năm trước khi ông được sinh ra. Và lời kể của chính sử gia cổ đại này đề cập đến một vị vua Spartan thấp bé bất thường và "bị khuyết tật ở chân" nhưng vẫn là một nhà lãnh đạo giỏi. Ngoài ra, đã từng có văn bản từ một thầy thuốc Hy Lạp ẩn danh viết vào khoảng năm 400 trước Công nguyên nói về cách giúp những người trưởng thành "bị tật ở tay từ khi mới sinh ra." Tất cả những manh mối văn bản này cho thấy: những đứa trẻ sinh ra với vẻ ngoài khác biệt vẫn sống đến tuổi trưởng thành như những thành viên hữu ích của xã hội.
Sneed cũng cho biết có bằng chứng khảo cổ học cho thấy những đứa trẻ có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe khi sinh ra đã được chăm sóc chu đáo. Ví dụ, vào năm 1931, các nhà khai quật đã phát hiện hài cốt của hơn 400 trẻ sơ sinh trong một cái giếng ở Athens. Trong một phân tích năm 2018, các nhà khảo cổ học cho thấy các hài cốt hầu hết chỉ mới vài ngày tuổi, phù hợp với ước tính về tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao trong thế giới cổ đại, chứ không phải là tử vong do loại bỏ có chọn lọc.
Một trong những bộ xương thuộc về một đứa trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi mắc chứng não úng thủy nghiêm trọng, dẫn đến hình dạng hộp sọ bất thường và thường gây tử vong. Các dấu hiệu cho thấy đứa trẻ này đã được chăm sóc kỹ càng cho đến khi nó chết, theo Sneed.
Thêm nữa, tại các ngôi mộ trên khắp Hy Lạp, các nhà khai quật đã phát hiện những chai sứ nhỏ hình cầu có vòi, một số có dấu răng sữa của trẻ em in trên vòi. Sneed cho rằng những chiếc bình này có thể đã được dùng để nuôi trẻ sơ sinh bị hở hàm ếch hoặc khuyết tật khác, vì vật phẩm này rất hiếm và chủ yếu được tìm thấy trong mộ của trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, hầu như không bao giờ có trong mộ của những đứa trẻ trên 1 tuổi (đã vào tuổi ăn dặm). Ngoài ra còn có các bức tượng mô tả những người lớn bị dị tật, bao gồm cả những người bị hở hàm ếch nghiêm trọng, có nghĩa là trẻ sơ sinh hở hàm ếch không bị loại bỏ và nhiều người vẫn sống đến tuổi trưởng thành.
Kết hợp lại, các bằng chứng cho thấy những đứa trẻ sinh ra với tứ chi dị thường hoặc khuyết tật được nuôi dưỡng cẩn thận và có thể sống đến khi trưởng thành. “Chúng tôi có nhiều bằng chứng về việc người Hy Lạp cổ đại không chủ động giết trẻ sơ sinh, và không có bằng chứng nào cho thấy họ đã làm như vậy,” Sneed nói.
Các học giả khác không hoàn toàn bị thuyết phục. “Không thể cho rằng tất cả xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại đều loại bỏ những đứa trẻ yếu ớt,” theo Christian Laes, nhà sử học tại Đại học Manchester. "Nhưng không có bằng chứng không có nghĩa là bản thân hiện tượng đó chưa từng tồn tại." Laes cho biết có một số ví dụ ở những dân dộc khác,trẻ sơ sinh khuyết tật thường xuyên bị bỏ rơi nếu các gia đình không đủ khả năng nuôi dạy chúng. Ông cho rằng, sự bất tiện hoặc xấu hổ về mặt xã hộicó thể giúp lý giải vì sao một tập tục phổ biến không được đề cập nhiều hơn trong các nguồn văn bản cổ.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm