Bằng chứng sốc: Tồn tại những "con người lai" thông minh hơn cả chúng ta?
Nữ nhân khiến Hoàng đế Khang Hi cả đời không thể quên: 10 tuổi được chọn nhập cung, chết trẻ vì bị băng huyết khi hạ sinh Phế Thái tử / Yêu say đắm bảo mẫu hơn 17 tuổi, vị Hoàng đế từng thốt lên "không có Vạn thị ta không ngủ nổi" bởi 1 lý do khó tin
Hồi đầu năm, một nghiên cứu khảo cổ gây sốc khi cho thấy loài người tuyệt chủng Neanderthals đã sử dụng công cụ dạng chuỗi – một sợi thừng từ 40.000 năm trước, trước con người hiện đại Homo sapiens đến hàng chục ngàn năm. Tuy nhiên những gì mới lộ diện ở Israel còn choáng váng hơn: những sợi chuỗi tinh tế được những cá thể vượn nhân hình chưa xác định loài làm ra từ 120.000-160.000 năm về trước.
Đó chính là những chiếc vỏ ốc được mài công phu, đánh bóng bằng da, tô điểm bằng đất son và đục lỗ - điều cho thấy vào thời đó, nó đã được xỏ dây để tạo thành một chiếc chuỗi, dùng để làm trang sức và trang trí nhà cửa!
Những chiếc vỏ sò được chăm chút công phu được tạo ra bởi những con người chưa rõ loài sống vào 120.000 năm trước, khi nhân loại vẫn còn thời kỳ mông muội, sinh tồn bằng các công cụ đá thô sơ - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Đây là một phát hiện không tưởng vì các bằng chứng khảo cổ trước đó cho thấy khả năng sử dụng vật dụng dạng chuỗi chỉ có ở Homo sapiens chúng ta vào khoảng 19.000 trước, thông qua một đoạn sợi được khai quật tại Biển hồ Galilee (Israel).
Theo tiến sĩ khảo cổ Bar-Yosef Mayer từ Đại học Tel Aviv (Israel), phát hiện càng có ý nghĩa khi mục đích phát minh ra chuỗi vượt ra ngoài mong muốn tô điểm cho bản thân đơn thuần.
Đồ vật dạng chuỗi chính là nền móng cho những phát minh tiếp theo như bẫy săn, lưới đánh cá, cung tên… là những công cụ dựa trên nguyên tắc sự ghép nối các vật liệu.
Cận cảnh khu vực chứa cụm hang động Qafezh, Misliya và Skhul, nơi từng phát hiện những con người cổ gây tranh cãi vì mang đặc điểm của nhiều loài cùng lúc - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Một điều thú vị nữa là cho đến nay, nhân thân thực sự của những người sống trong hang động Qafzeh vẫn còn gây tranh cãi.
Khoảng 15 hài cốt cùng loại được phát hiện tại 2 hang động gần nhau là Skhul và Qafzeh, được gọi chung là những "vượn nhân hình Skhul/Qafezh". Nghiên cứu hộp sọ cho thấy họ mang não bộ của loài Homo sapiens chúng ta, nhưng có vầng trán và khuôn mặt y hệt loài người tuyệt chủng Neanderthals.
Có 2 giả thuyết được đánh giá cao nhất. Một là, họ là những Homo sapiens thời kỳ đầu còn mang dấu vết chuyển tiếp giữa tổ tiên chung với Neanderthals và những Homo sapiens sau này như chúng ta. Hai là, họ là những cá thể lai phức tạp, trong đó có lai với người Neanderthals, vốn sinh sống ở một số hang động gần đó.
Nhưng cho dù họ thuộc loại nào, phát minh về chuỗi sớm nêu trên cũng cho thấy nhóm người ít ỏi này dường như là những "siêu nhân" với khả năng sáng tạo vượt thời gian.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào