Bánh bao khai quật từ ngôi mộ cổ hàng nghìn năm vẫn không bị thối rữa, yếu tố này mới là mấu chốt
Bí ẩn về khu mộ cổ hơn 400 năm tuổi của dòng họ có thể lực mạnh nhất thế kỷ XVI ở Hòa Bình / Khai quật mộ cổ, chuyên gia tìm thấy món đồ nhỏ xíu, ai ngờ giá hơn 3.200 tỷ
Theo tư liệu lịch sử, vào giai đoạn đầu của nhà Đường, Turpan từng là chốn phồn hoa đô hội, người qua kẻ lại đông nườm nượp, vì đây là ốc đảo xanh tốt, giàu có giữa lòng sa mạc. Nơi đây từng tồn tại vương quốc Cao Xương, vương quốc Xa Sư (Jushi Kingdom) với thành cổ Giao Hà. Trong quá khứ, nơi đây rất náo nhiệt với sự trao đổi, buôn bán hàng hóa tấp nập trên con đường tơ lụa của Trung Hoa cổ đại.
Có thể thấy, bánh bao rất phổ biến vào thời điểm đó.
Theo CCTV News, các nhà khảo cổ học đến từ Tân Cương, Trung Quốc đã phát hiện ra một số bánh bao trong lăng mộ nhà Đường ở Turpan vào năm 1959. Có thể thấy, bánh bao rất phổ biến vào thời điểm đó. Nó lan sang các khu vực phía Tây và trở thành món ăn địa phương. Ngoài bánh bao, bánh trung thu, bánh ngọt và các món tráng miệng khác cũng được khai quật từ các ngôi mộ nhà Đường ở Turpan, điều này cho thấy sự thịnh vượng của "Con đường tơ lụa" và sự phát triển của văn hóa ẩm thực thời đó.
Bánh bao khai quật từ ngôi mộ cổ hàng nghìn năm vẫn không bị thối rữa.
Điều kỳ diệu là dù những chiếc bánh bao và các món ngon khác đã bị chôn vùi dưới lòng đất hàng nghìn năm nhưng vẫn không có dấu hiệu hư hỏng. Các báo cáo chỉ ra rằng nguyên nhân đằng sau điều này thực ra không thể tách rời khỏi khí hậu của Turpan, đã khiến những chiếc bánh bao không bị hư hỏng. Trong các loại bánh được làm từ bột mì, sau khi được chôn vùi nhanh chóng bị mất nước nên được bảo quản cho đến ngày nay, dù đã hàng nghìn năm tuổi nhưng màu sắc của chúng vẫn được giữ nguyên.
Bánh bao có lịch sử lâu đời. Theo ghi chép cổ xưa và các di tích văn hóa được khai quật, bánh bao đã trở thành một trong những món ăn được người dân Trung Hoa cổ xưa yêu thích. Sự xuất hiện của loại thực phẩm này ít nhất là từ cuối thời nhà Hán. Theo truyền thuyết, bánh bao là do một lang y nổi tiếng phát minh ra, trong mùa đông lạnh giá thời Đông Hán.
Khi "thánhy"Trương Trọng Cảnh đã trở về ngôi làng cội nguồn của mình trên bờ sông Bạch Hà trong một ngày mùa đông rất khắc nghiệt. Ông đã phát hiện ra những người dân, người thân của ông đang bị đói và rét, đặc biệt là vùng tai của họ bị đông cứng. Ông đã đưa ra phương án chữa bệnh “thần kỳ” để giải quyết cho vấn đề này mà không phải là những chiếc mũ len giữ ấm. Đó là nấu một mẻ thịt cừu, ớt tươi và các loại thảo mộc chữa bệnh, gói chúng trong bột vụn, sau đó gấp chúng lại để trông giống với chiếc tai. Bởi quan điểm “ăn gì bổ nấy”, ăn thực phẩm giống bộ phận cơ thể mà bạn muốn chữa lành, bộ phận đó sẽ khỏi.
Kết quả chữa bệnh bằng bánh bao sủi cảo của vị lang y Trương Trọng Cảnh không được ghi chép lại, thế nhưng món ăn này đã được ra đời và đến nay vẫn được nhiều người Trung Quốc ưa thích. Sau này người ta làm bánh bao với nhiều hình thù khác nhau để tăng thêm sự sinh động và hấp dẫn cho món ăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bức ảnh dòng họ 'khủng khiếp' nhất Việt Nam gây sốt MXH, nhìn kĩ mới thấy 1 điểm bất thường
Bí ẩn về ‘xác ướp người ngoài hành tinh’ của Peru ngày càng rõ ràng, phân tích DNA không phải con người
Bí mật bên trong ngôi làng sống trường thọ nhất thế giới, người dân uống 1 thứ này để trường sinh
Khi Gia Cát Lượng qua đời, cả Thục Hán đau buồn để tang, duy chỉ duy nhất 1 kẻ ăn mừng, thân thế mới gây bất ngờ
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Rùng mình ‘lời nguyền’ của dòng họ vĩ đại nhất nước Mỹ: Ám ảnh bi kịch tang tóc đeo bám 7 thập kỉ