Bí ẩn về khu mộ cổ hơn 400 năm tuổi của dòng họ có thể lực mạnh nhất thế kỷ XVI ở Hòa Bình
Những vũ khí trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng ngàn năm vẫn không rỉ sét, lý do thực sự là gì? / Bí ẩn cổ mộ 2.000 năm bên đường, có đôi "bò thần" trấn giữ
Nằm sâu trong thung lũng thanh bình, khu mộ cổ kính của dòng họ Đinh – một gia tộc "danh gia vọng tộc" với nhiều đời làm quan to - vẫn luôn ẩn chứa những bí ẩn thu hút sự tò mò của du khách và giới nghiên cứu. Khu mộ này tọa lạc tại xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, được mệnh danh là "thánh địa" của nhà lang xứ Mường.
Lịch sử khu mộ được ghi chép lại trong gia phả dòng họ Đinh, cho biết nơi đây đã tồn tại từ thế kỷ 17. Khu mộ như 1 rừng đá, cột đá to nhất có chiều rộng hơn 1m, cao khoảng 4m, những viên đá khắc dòng chữ đã mờ theo thời gian tạo nên vẻ đẹp cổ kính và uy nghiêm. Bao quanh khu mộ là những hàng cây cổ thụ tỏa bóng mát rượi, càng tăng thêm vẻ huyền bí cho nơi đây.
Năm 1984, Viện Khảo cổ Việt Nam khai quật khu mộ cổ này. Qua đó đã thu được 207 hiện vật gốm sứ gồm: bát, đĩa, bình, lọ…, 260 hiện vật bằng đồng là tiền đồng, bát đồng, đinh đồng… và 25 hiện vật bằng bạc như: dây bạc, vòng bạc, ống bạc… Năm 1996, khu mộ cổ Đống Thếch, xã Vĩnh Đồng đã được công nhận là di tích lịch sử khảo cổ cấp quốc gia.
Theo ông Đinh Công Dung – hậu duệ thứ 21 của dòng họ Đinh xứ Mường cho biết dòng họ của ông từng có nhiều đời làm quan trong triều, là những người quyền lực nhất ở Hòa Bình lúc bấy giờ. Dòng họ Đinh ở vùng đất Mường Động được khai lập bởi cụ Đinh Như Lệnh nay vẫn được thờ là Thành Hoàng làng. Theo gia phả và truyền thuyết, từ thời xa xưa, cụ Đinh Như Lệnh sinh được hai con trai: Trưởng nam là Đinh Quý Khiêm, thứ nam là Đinh Văn Hương. Đinh Quý Khiêm kế tục là thổ tù, gặp lúc triều Lê dựng nước, ông có công phò vua nên được ban "Phụ quốc tướng quân Khiêm nghĩa hầu" vẫn được làm quan coi sóc xứ Sơn Tây.
Trải qua nhiều thế hệ, đến thời cụ Đinh Công Kỷ là người có công giúp vua Lê Trung Hưng chống giặc và xây dựng triều chính. Do có công với nước nên khi qua đời, cụ Đinh Công Kỷ đã được mai táng theo tước hầu. Quan tài bằng gỗ trám đen. Đặc biệt do có công với triều Lê nên khi dựng mộ ông Đinh Công Kỷ, nhà Lê đã chuyển nhiều phiến đá xanh từ Thanh Hóa ra làm cột mồ.
Hiện nay, khu mộ cổ nhà họ Đinh đã được xếp hạng là di tích lịch sử khảo cổ cấp quốc gia cung cấp nhiều thông tin quý giá về xã hội Mường cổ và tục mai táng của người Mường nói chung, của dòng họ Đinh Công ở Mường Động nói riêng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tìm thấy xác loài 'thủy quái' thân cá mập, mặt lợn đầy dị hợm, đội hải quân sửng sốt khi đến gần
Loài động vật cùng thời với khủng long nay vẫn tồn tại ở Việt Nam, chỉ có 2 nơi đủ điều kiện nuôi
CLIP: Kết thảm của báo cái khi 'không an phận, cà khịa' báo đực
7 loài vật quý hiếm nhất hành tinh sắp biến mất vĩnh viễn, Việt Nam hãnh diện sở hữu 1 loài vô giá
Bí ẩn ‘hoa Phật’ 3.000 năm mới nở 1 lần mọc đầy ở Việt Nam: Cả thế giới sốt sắng, sự thật mới ngã ngửa
Người đàn ông sững sờ phát hiện bộ xương người trong vườn sau nhà khi dò kim loại