Báo động đỏ: Rừng nhiệt đới mất khả năng hấp thụ cacbon
Kinh dị tập tục đưa xác chết ra khỏi mộ đi diễu khắp làng / Bí ẩn kỳ lạ về bộ tộc người lùn như trong thế giới cổ tích
Những khu rừng nhiệt đới - "lá phổi xanh"- của thế giới nơi thu gom cacbon thì giờ đây đã bắt đầu chuyển thành nguồn sản xuất cacbon mới. Từ trước đến nay, các khu rừng nhiệt đới có vai trò quan trọng trong việc lọc không khí, làm chậm quá trình biến đổi khi hậu toàn cầu bằng cách loại bỏ cacbon điôxit khỏi khí quyển và lưu trữ nó trong cây, đây gọi là quá trình cô lập cacbon.
Theo dự đoán trước đó, rừng nhiệt đới sẽ tiếp tục làm tốt việc lưu trữ khí cacbon trong nhiều thập kỷ, đủ thời gian cho các nhà nghiên cứu tìm ra giải pháp mới về biến đổi khí hậu. Nhưng những tác động như hạn hán, sự nóng lên của Trái đất đã làm chậm sự tăng trưởng và gây chết cây, cháy rừng lâu dần sẽ làm rừng trở thành nguồn cung cấp CO2 thay vì việc lưu trữ CO2.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo nếu những cánh rừng nhiệt đới không còn lưu trữ cacbon, việc này tác động lớn tới hiệu ứng nhà kính trong khí quyển sẽ làm Trái đất nóng lên, xảy ra thiên tai cho nhân loại.
Giáo sư Simon Lewis của trường đại học Leeds cho biết: "Mối đe dọa lớn đối với tương lai của loài người là khi việc hấp thụ cacbon của thực vật dừng lại, quá trình cô lập cacbon của cây bị đảo ngược, từ sự chuyển đổi tự nhiên là làm chậm biến đổi khí hậu (giảm lượng CO2) chuyển thành tăng nhanh sự biến đổi khí hậu (sản xuất ra CO2). Sau nhiều năm nghiên cứu, làm việc trong rừng nhiệt đới Congo và Amazon, chúng tôi thấy rằng một trong những tác động đáng lo ngại nhất của biến đổi khí hậu sắp xảy ra".
Phân tích mới nhất dựa trên việc 30 năm theo dõi phát triển của cây và cái chết của 56 khu rừng nhiệt đới trên khắp châu Phi và Amazon cho thấy vào năm 1990, sự hấp thụ, lưu trữ cacbon của rừng nhiệt đới đã đạt đến mức đỉnh điểm. Đến năm 2010, khả năng hấp thụ cacbon của mỗi khu rừng nhiệt đới đã giảm đi một phần ba.
Các nhà nghiên cứu cho biết việc này xảy ra là vì có quá nhiều cây chết, nạn cháy, phá rừng và lượng cacbon được thải ra ngày càng nhiều. Nghiên cứu của gần 100 nhóm nhà khoa học cho thấy sự hấp thu cacbon của các khu rừng nhiệt đới trên thế giới đang có xu hướng giảm một cách đáng lo ngại.
Tác giả chính của cuộc nghiên cứu là tiến sĩ Wannes Hubau cho biết: "Hiện chúng tôi thấy sự hấp thụ cacbon cao nhất của các khu rừng nhiệt đới xảy ra vào những năm 1990. Bằng cách kết hợp dữ liệu từ châu Phi và Amazon, chúng tôi bắt đầu hiểu tại sao những khu rừng này thay đổi, với việc cacbon điôxit được thải ra ngày càng nhiều, nhiệt độ, hạn hán, cháy và khai thác rừng chính là nguyên nhân dẫn đến việc này. Cây hấp thu cacbon điôxit để phát triển nhưng mỗi năm quá trình này ngày một bị chống lại bởi tác động tiêu cực của nhiệt độ cao và hạn hán, làm chậm sự tăng trưởng gây ra cháy rừng hoặc cây mất sự sống - Ông nói thêm - Những tác nhân này sẽ làm suy giảm sự phát triển của rừng châu Phi và Amazon trong tương lai. Theo dự đoán vào năm 2030 thì số rừng này sẽ biến đổi thành nguồn sản sinh ra cacbon. Nghiên cứu cho thấy trong những năm 1990, các khu rừng nhiệt đới đã loại bỏ khoảng 46 tỷ tấn cacbon điôxit trong khí quyển, nhưng điều này đã giảm mạnh xuống chỉ còn khoảng 25 tỷ tấn trong những năm 2010".
Công suất tiêu thụ cacbon của cây ở những năm 2010 so với những năm 1990 thấp hơn 21 tỷ tấn cacbon điôxit, tương đương với lượng cacbon từ chất thải của các nước như Anh, Đức, Pháp và Canada cộng lại trong 10 năm. Nhìn chung, các khu rừng nhiệt đới nguyên sinh đã loại bỏ 17% lượng khí thải cacbon điôxit do con người thải ra trong những năm 1990, nhưng con số này đã giảm xuống chỉ còn 6% trong những năm 2010. Sự suy giảm là do những khu rừng này có khả năng hấp thụ carbon ít hơn 33% và diện tích rừng nguyên sinh giảm 19%, trong khi lượng khí thải cacbon điôxit toàn cầu lại tăng lên 46%.
Nhưng nhóm nghiên cứu cho biết vẫn còn thời gian hành động để ngăn chặn vòng phản hồi này nếu nhân loại hành động ngay bây giờ để giảm lượng khí thải. Giáo sư Lewis cho biết: "Rừng nhiệt đới vẫn là một bể lưu trữ cacbon quan trọng nhưng muốn điều này diễn ra mãi thì chúng ta cần những chính sách để ổn định khí hậu Trái đất, vấn đề chỉ còn là thời gian nếu chúng ta không có biện pháp thì đến một ngày, rừng không còn trữ cacbon được nữa, lúc đó lẽ là một thảm họa".
Để tính toán sự thay đổi trong việc lưu trữ cacbon trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã đo đường kính và ước tính chiều cao của mỗi cây riêng lẻ trong 56 khu rừng khác nhau, quay lại vài năm một lần để đo lại chúng. Bằng cách tính toán lượng cacbon được lưu trữ trong những cây còn sống và những cây đã chết, các nhà nghiên cứu theo dõi những thay đổi trong việc lưu trữ cacbon theo thời gian. Sau lần đo lại cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình thống kê và xu hướng cô lập cacbon điôxit, nhiệt độ và lượng mưa để ước tính sự thay đổi của khí quyển cho đến năm 2040.
Bằng cách kết hợp dữ liệu từ hai tổ chức nghiên cứu lớn về quan sát rừng trên khắp châu Phi và Amazonia, các nhà nghiên cứu cho thấy khu rừng Amazon - "lá phổi xanh"- của thế giới đã bắt đầu suy yếu từ năm 1990, khoảng 15 năm sau, rừng rậm châu Phi cũng đã dần suy yếu. Việc rừng Amazon bị suy yếu trước rừng châu Phi vì rừng Amazon phải đối mặt với tác động khí hậu mạnh hơn, các nhà nghiên cứu cho biết rừng Amazon chịu nhiệt độ cao hơn, nhiệt độ tăng nhanh đột ngột, hạn hán thường xuyên và nghiêm trọng hơn so với rừng châu Phi.
Tiến sĩ Hubau, giáo sư Lewis và các đồng nghiệp của họ đã dành nhiều năm để đi đến nhiều địa điểm xa xôi, họ đã dành một tuần trên một chiếc xuồng để đến công viên quốc gia Salonga ở miền trung Cộng hòa Dân chủ Congo nhằm nghiên cứu sự biến đổi của rừng.
Tiến sĩ Hubau cho biết: "Rừng chính là yếu tố quan trọng để làm chậm sự biến đổi khí hậu, nhờ vào rừng chúng ta hiểu được hệ thống sinh thái của Trái đất hoạt động như thế nào - đặc biệt là lượng cacbon được Trái đất hấp thụ và lượng khí thải vào khí quyển. Chúng tôi vẫn luôn theo dõi sự biến đổi của các khu rừng nhiệt đới nguyên sinh qua đó sẽ dự đoán được sự biến đổi khí hậu, thay đổi môi trường trên Trái đất trong tương lai. Chúng ta cần bảo vệ những khu rừng nhiệt đới này hơn bao giờ hết vì đó chính là những cánh rừng nguyên sinh cuối cùng trên Trái đất, nếu rừng không còn thì hành tinh của chúng ta sẽ bị đe dọa".
Tác giả nghiên cứu là giáo sư Bonavoji Sonke từ đại học Yaounde I ở Cameroon cho biết: "Tốc độ và mức độ thay đổi trong các khu rừng này cho thấy tác động của khí hậu ở vùng nhiệt đới sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong dự đoán, có thể sẽ nhiều thiên tai xảy ra trong tương lai. Các quốc gia châu Phi và cộng đồng quốc tế sẽ cần đầu tư nghiêm túc để chuẩn bị cho các tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra ở các vùng nhiệt đới. Vì các khu rừng nhiệt đới có khả năng hấp thu lượng cacbon thấp hơn dự đoán, ngân sách và nhiệm vụ đều cần phải thay đổi để giải quyết những vấn đề này".
Giáo sư Lewis cho biết: "Những mối đe dọa trước mắt đối với rừng nhiệt đới là nạn phá rừng, khai thác gỗ và hỏa hoạn. Chúng ta cần hành động một cách nhanh chóng và gấp rút. Ngoài ra, việc cân bằng khí hậu Trái đất là cần thiết, bằng cách đẩy lượng khí thải cacbon đioxit xuống mức tối thiểu nhằm bảo vệ
Thảm họa thiên tai 2019 - Mẹ thiên nhiên đang nổi giận?
Vào ngày 27/12/2019, quỹ từ thiện Christian Aid đã thông báo năm 2019 thế giới được chứng kiến những thảm họa thiên nhiên đứng thứ hai trong lịch sử nhân loại. Thống kê của tổ chức này cho thấy có hơn 10 thảm họa gây thiệt hại trên 10 tỷ USD.
Christian Aid viết trong bài báo cáo: "Một trong những hệ quả của biến đổi khí hậu chính là thời tiết khắc nghiệt dẫn đến thiên tai trên thế giới trong năm 2019. Thảm họa trải dài từ Nam Phi đến Bắc Mỹ, từ châu Đại Dương, châu Á đến châu Âu, lũ lụt, bão tố và hỏa hoạn đã gây ra sự hỗn loạn và tàn phá hủy diệt".
Tổng hợp số liệu chính thức của các tổ chức phi chính phủ, nghiên cứu khoa học và cơ quan cứu trợ từ thiện của Anh cho biết thảm họa thiên tai đã khiến hàng triệu người mất nhà ở và cướp đi sinh mạng của nhiều người trên thế giới trong năm 2019.
Trong danh sách các thảm họa thiên tai có mức thiệt hại trên 10 tỉ USD trở lên là các trận lụt ở miền Bắc Ấn Độ, siêu bão Lekima ở Trung Quốc, bão Dorian ở Mỹ, lũ lụt ở Trung Quốc, các trận lũ lụt ở miền Trung Tây và Nam nước Mỹ, bão Hagibis ở Nhật Bản, cháy rừng ở bang California (Mỹ).
Đặc biệt, thảm họa cháy rừng California có mức thiệt hại lớn nhất, lên tới 25 tỉ USD, kế đến là siêu bão Hagibis (15 tỉ USD), lũ lụt ở Mỹ (12,5 tỉ USD) và lũ lụt ở Trung Quốc (12 tỉ USD).
Theo Christian Aid, phần lớn số người chết do thiên tai là ở Ấn Độ và châu Phi. Tiến sĩ Adelle Thomas của đại học Bahamas đã nói: "Những người nghèo nhất thế giới lại là người đang phải trả giá đắt nhất cho hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu".
Báo cáo đánh giá lần thứ 6 của IPCC cho biết: "Trong năm nay (2019) không có lục địa nào tránh khỏi ảnh hưởng từ sự nóng lên của Trái đất và các tác động của nó gây rất nhiều thiệt hại cho con người".
Đáng chú ý, danh sách này không bao gồm vụ cháy rừng đã xảy ra vào tháng 8/2019 ở Úc (485 triệu USD). Vụ cháy rừng ở Úc thiêu hủy khoảng 900.000 ha rừng (gấp 7 lần vụ cháy rừng Amazon), đồng thời cao gấp 3 lần so với diện tích rừng bị thiêu trụi trong đợt cháy rừng năm 2018 ở bang California, khiến hơn 20 người thiệt mạng, 1.500 ngôi nhà bị phá hủy và gần 500 triệu động vật, trong đó có 8.000 gấu túi (gấu Koala) - chiếm 30% tổng số gấu túi ở Australia, đã chết do không thể chạy thoát thân khỏi "biển lửa".
Christian Aid nhấn mạnh: "Nếu thế giới không thực hiện những hành động khẩn cấp để giảm khí thải, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng ít nhất 0,5 độ C trong 20 năm tới và tiếp tục tăng 2-3 độ C vào cuối thế kỷ này. Khí hậu toàn cầu sẽ tiếp tục trở nên cực đoan hơn và mọi người trên khắp thế giới sẽ tiếp tục phải trả giá". Các sự kiện khác, như cháy rừng và một số sự cố hạn hán mưa bão, lũ lụt lọt vào danh sách đều là kết quả của sự thay đổi khí hậu (nhiệt độ không khí và nước cao hơn hoặc giảm lượng mưa).
Báo cáo kết thúc với vài hướng giải quyết trong Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu quốc tế tiếp theo tại Glasgow vào năm 2020, kêu gọi cam kết thực hiện mục tiêu giảm xả thải và các nước phát triển sẽ trích vài tỷ đô la đúng như trong cam kết trước đây để giúp đỡ người nghèo, các quốc gia đang phát triển cần thích ứng với những thay đổi khí hậu và giúp họ giảm lượng khí thải.
End of content
Không có tin nào tiếp theo