Khám phá

Báo hoa mai bị bầy lợn rừng hung hăng tấn công trên đường, lý do thực sự là gì?

Lợn rừng là con mồi quen thuộc của báo hoa mai, nhưng lần này kẻ nằm trên đất lại là kẻ săn mồi.

Động vật 6 sừng kỳ lạ nhất thế giới / Các loài động vật kỳ dị nhất thế giới khiến bạn hết hồn

Mới đây, một đoạn video ngắn đã được chia sẻ trên mạng xã hội và nhanh chóng trở thành video viral thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Trong đó ghi lại cảnh một đàn lợn rừng đang tấn công một con báo hoa mai trên đường.

Xem video:

Lợn rừng cắn chết báo hoa mai trên đường.

Thực ra nguyên nhân con báo hoa mai (1 năm tuổi) này bị chết không phải là do bị lợn rừng tấn công mà thực ra nó đã bị chết do tai nạn giao thông. Con báo hoa mai khi băng qua đường vào ban đêm đã bị một chiếc xe tải tông trúng khiến nó chết ngay sau đó.

Báo hoa mai bị bầy lợn rừng hung hăng tấn công trên đường, lý do thực sự là gì? - Ảnh 2.

Tuyến đường từ Palani đến Kodaikanal dài 60 km có rất nhiều động vật hoang dã di chuyển băng qua đường. Ảnh: News18TamilNadu

Vị trí con báo gặp tai nạn là trên đoạn đường từ thành phố Palani đến thành phố Kodaikanal của Ấn Độ. Ngay sau đó những kiểm lâm của khu vực này đã đến hiện trường để điều tra vụ việc. Hiện các nhà điều tra đang kiểm tra đoạn phim CCTV xem ai đã đâm chiếc xe vào con báo.

 

Được biết tuyến đường từ Palani đến Kodaikanal dài 60 km có rất nhiều động vật hoang dã di chuyển băng qua đường như báo hoa mai, hươu, nai, linh dương đầu bò và voi hoang dã.

Báo hoa mai bị bầy lợn rừng hung hăng tấn công trên đường, lý do thực sự là gì? - Ảnh 3.

Con báo đã bị chết trước khi lợn rừng tấn công. Ảnh: News18TamilNadu

Lợn rừng là động vật ăn tạp nên chúng có thể ăn cả thịt. Do đó, khi thấy xác con báo thì bầy lợn rừng này đã tấn công nạn nhân. Con báo bị tai nạn là một con báo hoa mai Ấn Độ (tên khoa học: Panthera pardus fusca).

Chúng được tổ chức IUCN phân loại là loài sắp bị đe dọa từ năm 2008 do quần thể giảm sút vì bị thu hẹp môi trường sống cũng như bị săn trộm trái phép, xung đột với con người.

Mặc dù Ấn Độ và Nepal đều ký kết hợp đồng với Công ước CITES nhưng báo hoa mai vẫn không được bảo vệ chặt chẽ bởi pháp luật. Giải pháp gốc rễ cho vấn đề chính là việc giải quyết xung đột bằng cách thay đổi hành vi của con người, sử dụng đất, quản lý rừng...

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm