Báo hoa mai thoát khỏi nanh vuốt của hổ nhờ phát huy thế mạnh kịp thời
Linh dương tinh quái trốn xuống nước vẫn không thoát khỏi bầy chó hoang / Chống cự chó hoang phi thường, linh dương vẫn bỏ mạng vì "kẻ thứ 3"
Đoạn clip về cuộc chạm trán giữa báo hoa mai và hổ Bengal được Roop Singh, chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã, ghi lại trong chuyến đi đến Công viên Quốc gia Ranthambore (Ấn Độ).
Đoạn clip cho thấy con hổ Bengal cái có tên là Noor, đang âm thầm rình rập và bất ngờ tăng tốc, lao nhanh về phía một con báo hoa mai đang ở cách đó chừng 100m. Khi thấy hổ lao về phía mình, báo hoa mai đã nhanh chóng leo lên thân cây cao ở gần nhất để thoát thân.
Mặc dù hổ cũng tìm cách leo lên để đuổi theo, nhưng do cơ thể nặng nề hơn và khả năng leo trèo không thể sánh bằng báo hoa mai nên hổ chỉ trèo lên được một đoạn ngắn trước khi chấp nhận bỏ cuộc và quay trở lại mặt đất.
Ảnh cắt từ clip.
Báo hoa mai đã nấp trên ngọn cây cao, chờ cho đến khi kẻ săn mồi bỏ đi mới trèo xuống.
"Tôi đã làm việc trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã tại Ranthambore được 5 năm, nhưng chưa từng thấy cảnh tượng thú vị như thế này trước đây", Roop Singh chia sẻ. "Tôi biết hổ đực thường rình rập và tấn công báo hoa mai để ăn thịt, nhưng chưa từng thấy hổ cái làm điều tương tự".
"Nhiều khả năng Noor nhìn thấy con báo hoa mai xâm phạm vào lãnh thổ của mình nên tìm cách đuổi đi, hơn là muốn tấn công để ăn thịt, mặc dù một con hổ cái Bengal hoàn toàn đủ sức hạ gục một con báo hoa mai đực mạnh mẽ", Roop Singh nhận xét thêm.
Được biết, Noor là một cá thể hổ Bengal cái hiện đã 15 năm tuổi. Hổ Bengal thường có tuổi thọ 25 năm khi sống trong tự nhiên.
Hổ Bengal là phân loài hổ được tìm thấy nhiều nhất tại Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan và miền nam Tây Tạng. Hiện hổ Bengal đang được xếp là loài có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên, do số lượng bị giảm sút vì nạn săn trộm, môi trường sống bị xâm phạm.
Hổ Bengal đực trưởng thành có thể dài khoảng 1,8 đến 2,7m (chưa tính đuôi) và dài 2,7 đến 3,7m nếu tính cả đuôi. Cân nặng của hổ đực từ 180 đến 300kg, tuy nhiên, một vài cá thể có thể nặng hơn 300kg và dài tới 4m (có tính cả đuôi), dù số lượng này không nhiều.
Hổ Bengal cái trưởng thành dài khoảng 1,5 đến 1,8m (chưa tính đuôi) và dài 2,1 đến 2,8m (khi tính cả đuôi), nặng từ 110 đến 200kg.
Thức ăn chủ yếu của hổ Bengal là các loài động vật có kích thước từ trung bình đến lớn, như nai, lợn rừng, hươu sao, sơn dương, linh dương bò lam, bò tót, trâu nước… Đôi khi chúng bắt và ăn cả những động vật nhỏ như thỏ rừng, khỉ, công… Thậm chí có trường hợp hổ Bengal đi vào những ngôi làng ven rừng tại Ấn Độ để bắt gia súc, gia cầm để ăn thịt.
Hổ Bengal không tấn công những con vật kích thước lớn như voi châu Á hay tê giác Ấn Độ, nhưng có thể tấn công con non của những loài vật này để ăn thịt. Đôi khi voi hoặc tê giác bị mắc bệnh, già yếu cũng có thể trở thành mục tiêu tấn công và ăn thịt của hổ Bengal.
Hổ Bengal là loài động vật biểu trưng cho Ấn Độ và Bangladesh (Ảnh: BRT).
Trong khi đó, báo Ấn Độ (còn có tên gọi là báo hoa mai Ấn Độ) là một trong 5 loài mèo lớn (gồm hổ, sư tử, báo đốm, báo hoa mai và báo săn). Con đực trưởng thành có thể đạt cân nặng từ 50 đến 77 kg, còn con cái trưởng thành có thể đạt cân nặng từ 30 đến 40 kg.
Không sở hữu tốc độ nhanh như loài báo săn, báo hoa mai vẫn là một loài săn mồi nguy hiểm và đáng sợ nhờ vào khả năng rình rập âm thầm để tiếp cận con mồi. Đây là loài sống đơn độc và chủ yếu hoạt động, săn mồi vào ban đêm. Chế độ ăn của báo Ấn Độ bao gồm hươu, nai, linh dương, lợn rừng, thỏ rừng…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'