Bão quét qua, hiện hình tàu ma 1.800 tuổi chở nặng kho báu
Mất tích 500 năm, tàu ma bất ngờ xuất hiện giữa mỏ đá / Tàu ngầm Liên Xô suýt phóng ngư lôi hạt nhân vào Mỹ trong Sự kiện Cuba 1962
Theo Heritage Daily, một người đàn ông tên Gideon Harris đã phát hiện một chiếc cột được trang trí công phu lộ ngoài khơi bờ biển Moshav Beit Yanai ở miền Trung Israel, lập tức thông báo cho Cơ quan Cổ vật Israel.
Một cuộc khảo sát dưới nước được mở ra sau đó và xác định "vật thể lạ" là một cột đá cẩm thạch La Mã khổng lồ, có chiều dài lên tới 6 m, được trang trí công phu.
Chiếc cột đá đang được đo đạc dưới nước - Ảnh: CƠ QUAN CỔ VẬT ISRAEL
Tuy nhiên, nó không đại diện cho một tòa thành bị mất tích mà là một thứ khác thú vị hơn: Một con tàu ma đã "lẩn trốn" dưới đáy biển suốt 1.800 năm.
Theo Giám đốc đơn vị khảo cổ học dưới nước Koby Sharvit của Cơ quan Cổ vật Israel, họ đã biết về sự tồn tại của một con tàu đắm chở nặng hàng hóa từ lâu, nhưng không xác định được vị trí bởi toàn bộ tàn tích đã bị vùi trong cát.
Một cơn bão gần đây vô tình làm lộ ra cột đá - là hàng hóa được chở trên tàu ma - và nhờ báo cáo quan trọng của ông Gideon, họ cuối cùng đã tìm ra nó.
Cột đá cẩm thạch được phát hiện đầu tiên có thể được chế tác để dành cho một công trình công cộng quan trọng như đền thờ hoặc nhà hát.
Các cuộc khảo sát sơ bộ cho thấy con tàu có thể đã gặp bão ở vùng nước nông và cố gắng thả neo, nhưng cuối cùng vẫn bị đắm. Những cơn bão như vậy vẫn thường xảy ra trong khu vực một cách bất ngờ.
Phát hiện về các tàu ma rất quý giá. Không chỉ ở số kho báu mà nó chở nặng - các đồ tạo tác với độ tinh xảo ở mức độ đó, niên đại lên tới gần 2 thiên niên kỷ, có giá trị vô song - mà còn là đoạn lịch sử mà con tàu đắm nắm giữ.
Một chi tiết khác được làm lộ ra một phần chi tiết được chạm khắc, vẫn còn tinh xảo sau gần 2 thiên niên kỷ - Ảnh: CƠ QUAN CỔ VẬT ISRAEL
Con tàu ma có thể đến từ vùng Aegean hoặc biển Đen ở Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Hy Lạp, có khả năng sẽ đến một trong các cảngdọc theo bờ biển phía Nam vùng Levantine, Ashkelon hoặc Gaza, thậm chí là Alexandria ở Ai Cập.
Phát hiện này đã giải quyết một cuộc tranh cãi kéo dài về việc liệu người La Mã đã thi công các chi tiết kiến trúc được làm hoàn toàn tại vùng đất quê hương của họ hay còn có các chi tiết được nhập khẩu dưới dạng một phần, chạm khắc hoặc tạo kiểu sẵn từ những nơi họ đến.
Một cuộc nghiên cứu chi tiết sẽ được mở ra sau giai đoạn khảo sát sơ bộ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo