Bảo tàng y học độc nhất vô nhị Việt Nam có gì?
Báo đốm đực ngang nhiên cướp mồi của báo cái / Quan Vũ cả đời phạm 3 sai lầm: thả nhầm một người, mắng nhầm một người, cả tin nhầm một người
Trong không gian hoài cổ đó, hình ảnh các hoạt động y học cổ truyền Việt Nam đã được tái hiện qua các mô hình sinh động. Ảnh: Mô hình nhà thuốc Nam với dãy kệ nhiều tầng chứa hàng chục vị thuốc khác nhau.
Đây là mô hình một tiệm thuốc Bắc với bộ tủ và quầy bán thuốc là bộ đồ gỗ có từ thế kỷ 19. Đặc trưng của một tiệm thuốc Bắc là chiếc tủ đựng thuốc có nhiều ngăn kéo, mỗi vị thuốc được đựng trong một ngăn kéo khác nhau. Chiếc tủ này có 9X9 (81) ngăn kéo.
Thuốc được "bốc" theo đơn của các thầy thuốc, được gói trong những gói giấy gọi là "thang" thuốc đủ một lần "sắc" hay ngâm rượu.
Hàng trăm loại cây thuốc đã được hệ thống hóa một cách bài bản, khoa học, bài trí rất ấn tượng.
Bộ sưu tập dụng cụ bào chế thuốc y học cố truyền là một nét đặc sắc khác của bảo tàng. Trong ảnh là thuyền tán - dụng cụ để tán thuốc khô thành bột.
Người dược sĩ sẽ ngồi trên ghế và sử hai dụng chân để quay bánh xe của thuyền tán nằm dưới đất.
Bàn nghiền có công dụng như thuyền tán, nhưng thô sơ hơn.
Dao cầu là dụng cụ để cắt thuốc thành những phiến mỏng. Trong bộ sưu tập của bảo tàng có một số chiếc dao cầu được sưu tầm từ quê hương của Tuệ Tĩnh ( xã Cẩm Sơn - Cẩm Giàng - Hải Dương ) và Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn - Hà Tĩnh ).
Bàn cân là vật dụng không thể thiếu để xác định khối lượng các thành phần của thang thuốc. Bảo tàng có hàng chục mẫu cân khác nhau, chia thành hai loại chính là cân tây và cân ta.
Một hộp đựng các vị thuốc quý.
Ván gỗ, triện gỗ để in các đơn thuốc và toa thuốc.
Bình rượu thuốc. Người xưa lưu truyền phương pháp ngâm rượu để đạt được chất lượng cao nhất là phương pháp ngâm "Hạ thổ "- nghĩa là chôn xuống đất một thời gian.
Bát chén dùng trong cuộc sống hàng ngày cũng được dùng để uống thuốc sắc. Một số chén của bảo tàng là bản gốc còn lưu lại từ một số nhà thuốc cổ, trên đó còn ghi tên các nhà thuốc như hiệu Thiên Hòa Đường cách đây 100 năm.
Nhiều thang thuốc đòi hỏi người sử dụng phải nấu bằng nước trong một khoảng thời gian nhất định gọi là sắc thuốc. Siêu sắc thuốc làm từ đất nung là công cụ cổ xưa nhất và được coi là tốt nhất để sắc thuốc.
Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam cũng là nơi sở hữu một bộ sưu tập kho tàng sách Hán - Nôm về y học cổ truyền, trong đó có nhiều sách quý như Nam dược thần hiệu, Y tông tâm tĩnh của Hải Thượng Lãn Ông (28 tập, 66 quyển), được xem là bách khoa toàn thư về y học cổ truyền Việt Nam.
Dọc các cầu thang của bảo tàng treo nhiều bức tranh thể hiện những kiến thức y khoa của người xưa. Ảnh: Âm dương hình thành đồ - tranh đề dẫn cho sự hình thành con người phối kết từ âm dương, dựa vào luận thuyết Âm dương ngũ hành.
Nhiều tác phẩm điêu khắc mô tả những hoạt động liên quan đến y học cố truyền như cảnh hái thuốc, bào chế thuốc, bắt mạch, kê đơn…
Cảnh xoa bóp để giữ gìn sức khỏe được phục dựng từ bức phù điêu trên đá của người Chăm cổ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất