Quan Vũ cả đời phạm 3 sai lầm: thả nhầm một người, mắng nhầm một người, cả tin nhầm một người
Hổ con lần đầu được đi “giải ngố“ cực kỳ đáng yêu / Rợn người trước cảnh báo đốm trèo cây ăn thịt đại bàng con
Ai từng đọc qua "Tam Quốc diễn nghĩa" đều biết rằng sự tồn tại của Quan Vũ giống như sự tồn tại của một vị thánh. Ông dũng cảm vô song, tạo ra những câu truyện truyền kì. Sau thời đại Tam Quốc, Quan Vũ dần dần trở thành hình tượng điển hình của một vị tướng vĩ đại. Sau thời nhà Tống, Quan Vũ không ngừng được thần thánh hóa, trở thành một võ sĩ rất được sùng bái.
Đời người dông dài, chuyện đã làm qua là vô số, và tất nhiên sẽ luôn có những chuyện khiến chúng ta hối hận, khiến chúng ta hối tiếc. Sống ở đời, ai chẳng từng mắc sai lầm, có những sai lầm vẫn có thể kịp thời sửa lại, nhưng có những sai lầm lại có ảnh hưởng vô cùng lớn, thậm chí ảnh hưởng cả một đời.
Đối với Quan Vũ, Tào Tháo là kẻ địch lớn nhất, nhưng đồng thời cũng là tri kỉ tốt nhất. Sau khi trải qua trận Hạ Bì, Quan Vũ cũng từng có thời gian ở phe Tào Tháo, Tào Tháo cũng ngày một tin tưởng và tán thưởng Quan Vũ hơn. Những đến cuối cùng, Quan Vũ vẫn quy thuận Lưu Bị. Ơ trận Xích Bích, Quan Vũ chịu trách nhiệm chặt đứt đường lui của Tào Tháo, nhưng Quan Vũ khi đó vì niệm tình xưa mà đã tha cho Tào Tháo một đường lui, sau đó Tào Tháo mới có thể vực lại từ đầu.
Quan Vũ tính tình ngạo mạn, không khoan dung với bất cứ ai, ông đặc biệt ghét Tôn Quyền, Quan Vũ thậm chí còn gọi Tôn Quyền và quân Ngô là một đám chuột nhắt Giang Đông. Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu, vùng đất nằm giữa Ngụy và Ngô, Quan Vũ không chỉ phải dùng vũ lực để đối kháng với quân Ngụy mà đồng thời còn dùng phương pháp ngoại giao mềm dẻo để đối phó với Đông Ngô. Dù sau thì Kinh Châu cũng ở thượng du của Giang Đông, có sự uy hiếp nhất định với sự an toàn của Đông Ngô. Vì muốn kết giao với Quan Vũ, Tôn Quyền thậm chí còn muốn kết thành thông gia với Quan Vũ. Quan Vũ không nhận thức được tầm quan trọng của liên minh Tôn – Lưu như Gia Cát Lượng từng nhấn mạnh, không những ông từ chối mà còn không ngần ngại mà mắng thẳng vào mặt sứ giả Đông Ngô: "hổ nữ khi năng gia khuyển tử" (chó, tức con trai Tôn Quyền, làm sao xứng với hổ, tức con gái Quan Vũ).
Cũng kể từ đó, Quan Vũ gia tăng phòng bị với Tôn Quyền, hạ lệnh đặt đài phát tín hiệu khói trải dài khu vực biên giới với Đông Ngô, cách một đoạn lại cho binh lính đứng đó canh gác, nhưng đúng lúc này, Quan Vũ đã cả tin nhầm một người, đó là danh tướng của Đông Ngô là Lục Tốn. Lục Tốn nắm rõ khuyết điểm tính cách của Quan Vũ trong lòng bàn tay.
Ngay khi vừa nhậm chức, Lục Tốn lập tức phái sứ giả đem lễ vật và thư tín đến phủ Quan Vũ. Trong thư tỏ ra như một fan hâm mộ với thần tượng, khen ngợi Quan Vũ hết lời, còn ngỏ ý tuyệt đối không dám đối địch với Quan Vũ.
Nhận được bức thư tới từ một kẻ vô danh, lại toàn là khen mình, Quan Vũ phổng mũi, vô cùng đắc ý. Quan Vũ lơ là cảnh giác, đưa ra phán đoán sai lầm trong việc quân, đem hết hậu phương để phòng quân Ngô ra chiến tuyến đánh quân Tào. Cuối cùng, quân Ngô nhân thời cơ đã cải trang thành các thương nhân, chiếm lấy Kinh Châu dễ như trở bàn tay. Quan Vũ chạy đến Mạch Thành, cuối cùng bị chặt đầu mà chết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm