Bảo tháp ngàn năm bị quật ngã, tiết lộ người đàn ông Võ Tắc Thiên yêu nhất
Ngôi mộ hé lộ thảm kịch đẫm máu: Vì đâu Võ Tắc Thiên tru di cả họ vị trung thần một lòng phò tá bà? / Đòn ghen khủng khiếp của ác phụ tàn độc hơn cả Võ Tắc Thiên
Vào ngày 24 tháng 8 năm 1981, một cơn mưa lớn đã trút xuống huyện Phù Phong, thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Tối hôm đó, bảo tháp của ngôi chùa Pháp môn tự có lịch sử hàng nghìn năm đã bị mưa bão phá hoại nghiêm trọng. Ngày hôm sau, mọi người thấy rằng phần phía bắc của tháp đã bị bị hư hại, trong khi phần còn lại bị nghiêng, nhưng nó vẫn đứng vững trên mặt đất một cách kỳ diệu.
Bảo tháp của ngôi chùa Pháp môn.
Pháp môn tự có một lịch sử lâu dài và có địa vị rất cao trong lịch sử Phật giáo cổ đại. Các ban ngành liên quan rất coi trọng việc xử lý những hư hại của tòa tháp trong chùa. Và cuối cùng họ đưa ra hai phương án: một là dỡ bỏ phần còn lại của tháp và xây lại mới, hai là làm hết sức mình để bảo vệ phần nghiêng còn lại của tòa tháp.
Do phần bên trong của tàn tháp được xây bằng đất nên việc bảo tồn là một việc rất khó khăn. Các chuyên gia cuối cùng đã quyết định dỡ bỏ tàn tháp và xây dựng lại trên cơ sở ban đầu. Tuy nhiên, không ai nghĩ rằng chính việc xây dựng lại này mà một bí mật bị chôn vùi trong hơn một nghìn năm lại được nhìn thấy một lần nữa. Võ Tắc Thiên, người đàn bà quyền lực trong lịch sử với vô vàn sủng nam, nhưng chỉ có duy nhất một người đàn ông mà bà yêu thực sự. Đó là ai?
Vào tháng 4 năm 1987, tại khu khảo sát lăng tẩm bên trong chùa Pháp môn tự, trong giờ nghỉ trưa, đột nhiên có người hét lên: "Mau đến đây, tôi phát hiện ra một thứ." Bên dưới lớp đất xốp, xuất hiện một phiến đá trắng như ngọc, phía trên còn điêu khắc tượng sư tử. Khi mọi người di chuyển phiến đá ra, một cái lỗ xuất hiện, lúc này lăng tẩm dưới lòng Pháp môn tự đã ngủ say hơn một ngàn năm lộ diện, gây chấn động toàn thế giới.
Khu tẩm điện dưới lòng Pháp môn tự được chia thành tiền thất, trung thất và hậu thất, với diện tích chỉ 32 mét vuông. Mặc dù diện tích nhỏ, nhưng đây là cung điện dưới bảo tháp lâu đời nhất, lớn nhất và cao cấp nhất từng được phát hiện. Khám phá quan trọng nhất tìm được trong tẩm điện này là bốn mảnh xá lợi. Trong đó có 2 mảnh được làm từ bạch ngọc, một mảnh là xá lợi của một vị cao tăng. 3 mảnh xá lợi này được coi là “ảnh cốt” (cách gọi ám chỉ việc tạo lớp xương cốt giả, mục đích để bảo vệ xương cốt thật). Một mảnh còn lại là xương cốt thật.
Sơ đồ tẩm điện gồm tiền thất, trung thất và hậu thất
Sự tồn tại của ba "ảnh cốt" này là để bảo vệ cho mảnh “linh cốt” còn lại. Đó là một mẩu màu vàng trông giống như xương, sau đó được các chuyên gia xác nhận là xá lợi đích thực của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngoài các mảnh xá lợi của Phật, đội khảo sát còn tìm được từ tẩm điện các đồ vật bằng vàng và đồ bạc, đồ sứ, thủy tinh, lụa và rất nhiều bảo vật văn hóa cấp quốc gia khác. Có thể nói tẩm điện trong lòng Pháp môn tự được khai quật, là mở ra cái nhìn về một nửa nhà Đường thịnh vượng cổ xưa.
Trong số các món đồ lụa được tìm thấy từ tẩm điện, các chuyên gia nhìn thấy một bộ quần áo khác thường, sau khi tìm hiểu mới biết đó chính là chiếc váy của Võ hậu. Đây là bộ váy mà Võ Tắc Thiên yêu thích nhất. Bà đã từng viết trong bài thơ “Như ý nương” của mình rằng: “Khán vị thành bích tư phân phân, tiều tụy hữu li vi ức quân. Bất tín bì lai trường hạ lệ, khai tương nghiệm thủ thạch lựu quần” (Nghĩa: Vì quá tương tư mà hồn bay phách lạc, nhìn màu đỏ thành màu xanh, tâm tư tiều tụy muôn phần. Nếu chàng không tin ta nhớ chàng như vậy, hãy tới đây xem những giọt lệ trên chiếc váy này).
Bài thơ này được viết khi Võ Tắc Thiên đến Cảm Nghiệp tự để xuất gia. Từ “quân” trong bài thơ đề cập đến Đường Cao Tông Lí Trị. Vào thời nhà Đường, có bảy ghi chép về việc nghênh Phật cốt của Pháp môn tự. Nghênh phật cốt ở đây là việc mang xá lợi Phật cốt trong tẩm điện đưa tới Trường An, thực hiện các nghi lễ lớn, sau đó lại đưa trở về tẩm điện trong lòng Pháp môn tự.
Vào thời nhà Đường, đây là một sự kiện lớn liên quan đến cả nước. Mỗi khi đưa các xá lị Phật cốt trở lại điện, hoàng đế sẽ gửi cùng những đồ vật mà họ coi trọng nhất để bày tỏ sự kính trọng của mình đối với Đức Phật. Võ Tắc Thiên đưa chiếc váy( thạch lựu quần) mà mình yêu thích nhất vào trong tẩm điện dưới Pháp môn tự, đủ để thấy sự coi trọng của bà đối với Lý trị, đồng thời cũng thể hiện tình yêu của bà giành cho Lý Trị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm