Bát Cực quyền – Môn võ võ lực mạnh nhất Trung Quốc
Từ Hi Thái hậu sau khi chết trong miệng luôn ngậm 1 viên dạ minh châu, lý do gì khiến Võ Tắc Thiên khi chết lại ngậm 1 miếng gỗ? / Nổi tiếng không sợ trời, không sợ đất song chỉ duy nhất một con vật khiến Võ Tắc Thiên khiếp đảm
Lịch sử hình thành
Bát Cực quyền có tên đầy đủ là “Khai môn bát cực quyền”, còn gọi là “Nhạc sơn bát cực quyền”.
Hầu hết đều công nhận xuất xứ Bát cực quyền từ Mạnh Thôn thuộc khu tự trị dân tộc Hồi, cách Thương Châu tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc). Đây là một hệ thống quyền được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong khoảng những năm 1644 dưới triều nhà Thanh.
Ảnh minh họa.
Sự hình thành của Bát Cực quyền có nhiều ghi chép khác nhau. Một ghi chép cho rằng Bát Cực quyền do một đạo sĩ họ Lại truyền dạy cho Ngô Chung. Một ghi chép khác lại viết Trương Nhạc Sơn (người Hà Nam) truyền cho Ngô Chung. Ngô Chung là người ở thôn Hậu Trang Khoa, huyện Khánh Vân, tỉnh Hà Bắc. Sau khi học võ nghệ, Ngô Chung truyền dạy cho con gái là Ngô Vinh. Về sau, nhà họ Ngô di cư đến trấn Mạnh thôn, huyện Thương tỉnh Hà Bắc, do đó Mạnh Thôn dần trở nên nơi truyền bá Bát cực quyền.
Đặc điểm
inpage detail
Bát cực quyền được giới võ lâm Trung Quốc đề cao hết mực. Nguyên tắc của môn võ này là “Văn dụng Thái cực an thiên hạ, Vũ hữu Bát cực định càn khôn”, có lẽ xuất xứ từ câu nói củaCàn Longhoàng đếđờiThanh: “Đối với nhu phái và trong thời bình, chúng ta có Thái cực quyền, nhưng để chiến đấu và chinh phục, chúng ta có Bát Cực quyền”. Trong thực tế, dưới thời Thanh triều, hầu hết các hoàng đế đều học Bát cực quyền và dùng cácvõ sưcủa môn phái này làm hộ vệ hoặc làmgiáo đầucho các võ quan cao cấp của mình.
Thậm chí tới thời cận đại, cận vệ của hoàng đế Phổ Nghi và Mao Trạch Đông cũng là các cao thủ Bát Cực quyền.
Kỹ pháp của Bát cực quyền có đặc điểm là giá thức ngắn nhỏ tinh luyện, động tác nhanh mạnh, kình lực khỏe, đổi hất ép dựa, hất lắc đột kích, lấy khí thực lực, lấy tiếng giúp thế, khí thế hiếp người. Bát Cực quyền ra tay lẹ như tên bắn, bước thọc như đục đá, lên mạnh xuống cứng, đốt (tiết) ngắn, thế hiểm. Khi diễn luyện, các động tác bắt đầu uy mạnh như hổ, bình tĩnh như gấu, mạnh mẽ như ưng, xoay chuyển như rắn.
Trên thực tế, Bát Cực quyền có các phương pháp tấn công rất độc đáo ít thấy ở các bộ môn võ thuật truyền thống. Trừu pháp (đòn chỏ) của Bát Cực Quyền là một ngón nghề nổi danh Hà Bắc. Khác với Muay Thái thường dùng chỏ tấn công vào vùng đầu mặt, Bát Cực Quyền hay đánh chỏ vào vùng thân người và tận dụng sức mạnh toàn thân lao tới dồn vào một điểm duy nhất là đầu chỏ, sức công phá rất kinh khủng.
Ngoài ra Bát Cực quyền còn có các đả pháp sử dụng hông, vai, lưng để làm mất thăng bằng, xô ngã đối thủ rất mạnh mẽ.
Chấn cước cũng là một đặc trưng của Bát Cực Quyền. Các quyền sư Bát Cực thời xưa chỉ cần nghe tiếng dậm chân là có thể biết công phu của võ sinh. Chính những cú chấn cước này là nguồn gốc sức mạnh khủng khiếp của các đòn thế Bát Cực.
Danh sư Bát Cực quyền
Đến thời Khang Hy triều Thanh, quyền sư Đinh Phát Tường chuyên luyện Bát Cực quyền ở Mạnh Thôn đã thượng đài hạ gục hai đại lực sĩ người Nga tự xưng là vô địch thiên hạ, từng hạ thủ nhiều cao đồ Trung Quốc. Đinh Phát Tường sau đó đã được vua Khang Hy ban tặng danh hiệu “Thiết tráng sĩ võ hiệp”. Sau Đinh Phát Tường, lần lượt các danh sư Bát Cực quyền được biết đến, khiến môn phái ngày càng lừng danh như Bắc phương thần thương thủ Ngô Chung, Lý Thư Văn, Đinh Ngọc Lâm, Ngô Tú Phong, Mã Hiển Đạt v.v.
Hiện nay, người kế thừa và phát dương tinh hoa Bát cực quyền Mạnh Thôn là võ sư Đinh Nhuận Hoa, hậu duệ đời thứ 13 của Đinh Phát Tường. Ông hiện là chủ tịch Hiệp hội võ thuật khu tự trị dân tộc Hồi tỉnh Hồ Bắc và là Chủ nhiệm Võ quán Tinh anh Bát cực quyền với hơn 3000 môn đồ. Từ đây, nhiều đệ tử của Nhuận Hoa đã thành danh, như 13 trọng tài võ thuật cấp quốc gia, 35 võ sĩ từng đoạt ngôi vô địch hoặc thứ hạng cao trong các giải Wushu toàn quốc, 125 huấn luyện viên Wushu cao cấp. Đặc biệt võ sĩ Lý Chiếm Hoa, môn đồ của Đinh Nhuận Hoa, đã từng tham gia đoàn Wushu Trung Quốc biểu diễn Bát cực quyền tại Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc, Indonesia, Singapore và được tán thưởng với những tuyệt kỹ công phu của Bát cực quyền.
Đệ nhất thần thương Lý Thư Văn
Nổi tiếng nhất trong các võ sư Bát Cực Quyền có lẽ là Thần Thương Lý Thư Văn. Ông sinh năm 1862, (có tài liệu ghi là 1864), người Trường Sa (hoặc Nam Lương), Thương Châu, Hà Bắc, một trong những cái nôi của võ thuật Trung Hoa.
Xuất thân từ một gia đình bần nông, sinh hoạt khó khăn, từ nhỏ ông theo một đoàn hát vừa học vừa kiếm sống. Lý Thư Văn văn tài kém cỏi, nhưng rất siêng năng học võ, dù nhiều lần sơ suất bị thương tích trầm trọng. Trong một lần tập luyện, ông bị trúng mộc đao vào chân trái, bị hoại tử, buộc phải cắt đi một khối thịt, từ đó ông mang thương tật trên người.
Sau khi chữa trị, dáng đi của ông khập khiễng, mất thăng bằng, thể lực không đủ. Ông rời đoàn hát về quê, đến Mạnh Thôn (nay thuộc khu tự trị dân tộc Hồi, cách Thương Châu tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) để thụ giáo với quyền sư Trương Cảnh Tinh. Từ đó, ông ngày ngày luyện võ, võ công tiến bộ vượt bậc.
Thời đó, Lý Thư Văn được xem là một cao thủ trong giới võ lâm Trung Hoa, đặc biệt kỹ năng đánh thương của Lý được tán thưởng nhiệt liệt và mang lại cho ông danh hiệu “Thần thương Lý”. Trong các cuộc tỉ thí võ thuật ông chưa bao giờ bị đánh bại, thậm chí bản thân Lý Thư Văn từng nói rằng “Ta chưa từng biết thế nào là đánh trúng đối thủ hai lần”, ngụ ý chưa có đối thủ nào chịu nổi quá một đòn đánh của ông. Hầu hết các đối thủ của Lý Thư Văn đều chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn sau khi so tài với ông.
Danh tiếng của Lý Thư Văn vang xa khắp đại lục. Từ đó, nhiều võ sinh – thậm chí là những người có võ công cao cường – đã đến tìm ông tầm sư học đạo. Trong số các học trò của Lý Thư Văn có nhiều người đã trở thành những võ sư nổi tiếng như Hoắc Điện Các (cận vệ của vua Phổ Nghi), Li Chen-wu (cận vệ của Mao Trạch Đông), Lưu Văn Tiều (người huấn luyện võ thuật cho các cận vệ của Tưởng Giới Thạch), Mã Anh Đồ và Mã Phượng Đồ (hai trong số những người giới thiệu Bát cực quyền vào Trung ương Quốc Thuật quán).
Tuy nhiên Lý Thư Văn là một con người khó gần, cứng rắn, và rất ngang tàng. Cả đời ông luôn vướng vào những cuộc tỉ võ với những cao thủ khác, ngay cả trong giai đoạn cuối đời. Chính tính cách đó đã mang lại cho ông nhiều kẻ thù, và ông đã bị một trong số đó đầu độc tại một quán nước năm 1934. Lý Thư Văn qua đời trên đường đến nhà thầy thuốc, hưởng thọ 70 tuổi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này