Quan Vũ võ nghệ cao cường ít ai địch nổi, tại sao khi đánh trận lại rất hay bị trúng tên trong khi Triệu Vân chưa từng bị một lần?
Nếu Lưu Bị bị bắt trong trận Di Lăng, liệu có bị Đông Ngô giết như Quan Vũ? / Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, Lưu Bị dùng kiếm, Quan Vũ dùng đao: Bí mật đằng sau cách chọn vũ khí này là gì?
Tuy nhiên có một đặc điểm đáng chú ý là, Quan Vũ trúng tên rất nhiều lần, trong khi một trong năm vị Ngũ Hổ Tướng cùng thời với ông là Triệu Vân lại chưa từng một lần bị trúng tên. Nếu Thục Hán có danh hiệu "tay không bắt tên" vậy thì Quan Vũ chắc chắn không thể đạt được danh hiệu này.
Số lần Quan Vũ trúng tên
Lần đầu tiên Quan Vũ trúng tên là khi một mình cưỡi ngựa ngàn dặm đi tìm người anh kết nghĩa của mình là Lưu Bị. Trên đường qua Lạc Dương bị Thái thú Hàn Phúc dùng ám tiễn bắn trúng.
Lần thứ hai là khi Quan Vũ ở quận Trường Sa. Khi ấy Quan Vũ và Hoàng Trung đấu với nhau hơn 50 hiệp mà vẫn chưa phân thắng bại, Hoàng Trung đã dùng cung tên bắn trúng mũ giáp của Quan Vũ.
Lần thứ ba là ở trận Phàn Thành, Bàng Đức giả vờ đầu hàng, Quan Vũ đưa quân đuổi theo, kết quả bị Bàng Đức một mũi tên bắn trúng trán.
Lần thứ tư cũng vẫn là ở trận Phàn Thành, Tào Nhân thấy Quan Vũ chỉ mặc giáp bảo vệ, vội vã dùng tên bắn ông, Quan Vũ nghiêng đầu tránh thoát nhưng bị tên bắn trúng cánh tay.
Theo lí mà nói, Quan Vũ và Triệu Vân đều được đánh giá là một người địch vạn người, vậy tại sao trong khi Quan Vũ trở thành "tấm bia sống" như thế, Triệu Vân lại không bị trúng tên lần nào?
Lý do Quan Vũ thường xuyên bị trúng tên còn Triệu Vân thì không
Nguyên nhân thứ nhất là vì do vị trí của hai người trong trận chiến khác nhau.
Nếu như coi chiến trường như sân bóng đá, vậy thì vị trí của Quan Vũ giống như tiền đạo, luôn là người dẫn đầu tấn công trên chiến trường, còn Triệu Vân thì là hộ vệ cánh, dẫn theo một đội nhỏ, phụ trách quan sát tình hình trận chiến, phối hợp tấn công hoặc phòng thủ.
Là người xung phong tấn công, trên chiến trường Quan Vũ tất nhiên trở thành mục tiêu sống cho quân địch tấn công. Hơn nữa theo binh pháp có nói "bắt giặc phải bắt kẻ cầm đầu", cho nên sự chú ý của quân địch đều sẽ tập trung vào Quan Vũ, nếu bắn trúng ông thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sĩ khí quân Thục trên chiến trường.
Nguyên nhân thứ 2 là bởi vì tính cách hai người khác nhau.
Nếu đã đọc "Tam quốc diễn nghĩa" thì chắc hẳn bạn đã biết, Quan Vũ trăm tốt nghìn tốt chỉ có tính tình không tốt, nếu nói theo cách nói hiện đại ngày nay thì chính là EQ không cao.
Thường nói "trong tâm lí coi thường đối phương, trong chiến thuật phải coi trọng đối phương", nhưng Quan Vũ cả trong tâm lí lẫn trong chiến thuật đều coi thường đối thủ, trên chiến trường rước phải không ít thù hằn, cho nên mỗi lẫn đánh trận, hỏa lực của đối phương đều sẽ nhằm vào ông.
Triệu Vân lại ngược lại, ông được xưng danh là Nho tướng, mặc dù võ nghệ của Triệu Vân cũng rất cao nhưng ông luôn đối đãi với người khác rất khiêm tốn cẩn trọng, trên chiến trường cũng luôn khiêm tốn giấu mình, quân địch cho dù biết ông rất tài giỏi nhưng cũng không đến mức nhắm tất cả cung tiễn vào ông.
Nguyên nhân thứ ba có liên quan đến võ công của hai người.
Trong tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa", Quan Vũ tuy có võ công rất cao nhưng ông thực ra là một sát tướng, chủ yếu tập trung tấn công; Trương Phi cũng không kém, song về cơ bản thì đánh với ai cũng luôn ở thế hòa, chủ yếu thiên về phòng thủ; so với Quan Vũ và Trương Phi thì Triệu Vân lại cân đối hơn.
Trên chiến trường, trong mắt quân địch thì người có sức tấn công mạnh nhất như Quan Vũ mới là mối uy hiếp lớn nhất, sức công phá của ông cũng mạnh hơn nhiều so với người khác, đó chính là lý do khiến đối thủ nhắm đến ông nhiều nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ