Bất ngờ bí mật về chốn thâm cung bí sử của Tử Cấm Thành
Kẻ "buôn vua bán chúa" nổi tiếng nhất lịch sử Trung Hoa là ai? / Mưu trí không kém Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý không toàn vẹn vì vết nhơ này
Hàng trăm năm tồn tại như ẩn số với thế giới bên ngoài, Tử Cấm Thành từng là nơi ở của những người quyền lực nhất trong các triều đại Trung Hoa. Nhiều bí mật chỉ được mở ra khi các nhà sử học và khảo cổ học có cơ hội nghiên cứu công trình kiến trúc lịch sử đồ sộ này.
Cuộc chiến chốn thâm cung
Hàng nghìn cung tần mỹ nữ trong Tử Cấm Thành phải cạnh tranh với nhau từ khi còn là những đứa trẻ. Tất cả phải ganh đua để lọt vào mắt xanh của hoàng đế.
Ngày nay, du khách có thể tham quan giếng Trân phi trong sân nhỏ, nằm ở mạn phía đông bắc Tử Cấm Thành. Ảnh: Wiki Commons.
Dưới thời nhà Thanh xảy ra vụ Chính biến Mậu Tuất năm 1898. Khi ấy, Từ Hy thái hậu lệnh bắt giam hoàng đế Quang Tự (1871 - 1908) và các cận thần. Phi tần Trân phi vốn được hoàng thượng sủng ái cũng bị nhốt vào lãnh cung, cô cũng là cái gai trong mắt Long Dụ hoàng hậu.
Khi Bắc Kinh thất thủ trong Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn năm 1900, triều đình phải lui về Tây An lánh nạn. Trước khi đi, Từ Hy thái hậu sai thái giám Lý Liên Anh xô ngã Trân phi xuống giếng nhỏ, lệnh cho hạ thủ lấy đá lấp lại. Có sách ghi, thi thể của Trân phi chỉ được đưa khỏi giếng một năm sau.
Nỗi đau của thái giám
Dưới triều nhà Minh (1368-1644), có tới 100.000 thái giám hầu hạ trong cung. Thái giám buộc phải tịnh thân để xóa bỏ mối đe dọa cho triều đình - họ không thể có con và ít có khả năng chiếm đoạt ngôi vị.
Nhiệm vụ của thái giám là phục vụ hoàng thất hàng ngày trong cung, và nhiều người từng được cất nhắc lên những vị trí quyền lực lớn như cố vấn chính trị cho hoàng đế.
Theo truyền thống, những cậu bé được tuyển chọn từ trước khi dậy thì phải cắt bỏ toàn bộ cơ quan sinh dục. Nếu không chết vì nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc mất máu, những cậu bé sẽ hồi phục trong khoảng 100 ngày.
Thái giám phục vụ Từ Hy thái hậu. Ảnh: Wiki Commons.
Phần bị cắt bỏ được ngâm trong hũ thủy tinh để bảo quản, trước khi phơi khô và đặt vào túi nhỏ cho thái giám đeo bên hông. Phần này sẽ được chôn cất khi thái giám qua đời, để họ có thể trở lại làm đàn ông dưới cõi âm.
Do cơ quan sinh dục vẫn có khả năng phát triển, thái giám sau khi nhập cung sẽ được kiểm tra cơ thể mỗi năm một lần, quá trình này được gọi là kiểm tịnh. Không ít thái giám có tiếng là mang mùi hôi trên người, do tịnh thân chưa chuẩn khiến mắc chứng tiểu tiện khó kiểm soát, theo Morning Post.
Đời sống chăn gối của hoàng đế
Hoàng đế của các triều đại Trung Quốc có tới hàng nghìn cung tần, mỹ nữ chờ đợi trong chốn hậu cung. Trở thành phi tần của vua, những cô gái trẻ chỉ có hai nhiệm vụ: sinh con cho hoàng đế và thỏa mãn thú vui giường chiếu của ông ta.
Những phi tần được hoàng đế sủng ái sẽ có cuộc sống sung sướng, nhưng cũng trở thành cái gai trong mắt nhiều người chốn hậu cung. Ảnh: ifeng.
Mỗi đêm, hoàng đế sẽ lựa chọn một cô gái để chiều chuộng mình. Thái giám có nhiệm vụ ghi chép hồ sơ của các phi tần để giải trình, những ai mang thai với vua sẽ được theo dõi đặc biệt.
Theo sử sách, thái giám sẽ đưa phi tần vào buồng ngủ của hoàng đế và trói chân họ lại để không thể đi đâu quá xa. Các phi tần chỉ được phép mang trên mình một tấm khăn lụa, để không thể mang theo vật gì gây hại cho hoàng đế.
Phi tần cũng không được phép ở lại cả đêm bên hoàng đế, thái giám sẽ đưa họ lánh tới một phòng ngủ tạm thời và đợi đến sáng để trở về hậu cung.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ
Quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới: Gấp 4 lần Trung Quốc, 3 nước châu Âu cộng lại cũng không bằng