Bất ngờ bộ máy tổ chức ăn uống của vua Nguyễn qua góc nhìn của bác sĩ Pháp
Hocquard viết trong "Một chiến dịch của Bắc Kỳ" về việc tổ chức ăn uống của vua được quy định rất tỉ mỉ, với số lượng nhân viên cỡ hàng ngàn người.
9 hình ảnh y học cổ xưa gây ám ảnh người xem / Ngỡ ngàng vẻ đẹp kiến trúc thời Trần từ Quần thể văn hóa tâm linh Fansipan
Trong cuốn Một chiến dịch của Bắc Kỳ (Đinh Khắc Phách dịch, NXB Văn học phối hợp Đông A xuất bản năm 2020), tác giả, bác sĩ quân y người Pháp Charles Édouard Hocquard (1853-1911) để lại nhiều trang viết tả chân thực, hấp dẫn về kinh thành Huế, cũng như cảnh sinh hoạt của các ông hoàng, bà chúa ở nơi đây, mà ông có dịp được chứng kiến.
Hocquard đến Việt Nam từ ngày 5/2/1884, được nếm trải trực tiếp tất cả chiến dịch quan trọng của quân viễn chinh Pháp trong thời gian lưu lại ở Bắc Kỳ.
Ông được lệnh vào Huế làm bác sĩ cho tòa sứ Pháp và có mặt tại vùng đất này ngày 16/1/1886. Ông ở đây khoảng nửa tháng, sau đó được lệnh hồi hương. Ông trở ra Hải Phòng ngày 15/2/1886, xuống tàu trở về Pháp.
Toàn bộ hành trình của Hocquard ở Việt Nam được ông ghi chép rất tỉ mỉ, chi tiết, kèm đó là hàng trăm bức ảnh ông chụp về vùng đất và con người nơi đây.
Sách Một chiến dịch của Bắc Kỳ (Đinh Khắc Phách dịch, NXB Văn học phối hợp Đông A xuất bản năm 2020). Nguồn: Fanpage Đông A books
Gần nghìn người lo thực phẩm cho nhà vua
Trong thời gian ở Huế, Hocquard có dịp diện kiến riêng vua Đồng Khánh (ông được phép mang máy ảnh vào hoàng cung), đi dạo trong Tử Cấm Thành, tham gia các lễ hội của triều đình đầu năm mới, thăm lăng mộ của các vua quá cố… Hocquard còn khám phá đời sống ở hậu cung, cũng như việc tổ chức ăn uống của vua Nguyễn.
Ông cho biết nơi cung cấp thực phẩm thường xuyên cho bếp ăn của vua chính là những chợ bán thực phẩm cho binh lính, người nhà các viên chức. Các chợ này nằm ven theo vòng thành ngoài.
Các đầu bếp cũng thường ra đó mua đồ nấu dâng vua. Tuy nhiên, cách họ mua những thức ấy không phải bao giờ cũng vừa ý người bán hàng.
Hocquard cho hay số đầu bếp hay thuon-thieng (thượng thiện: dâng thức ăn lên vua) có khoảng 100 người, mỗi người được giao 30 đồng kẽm (khoảng 4 đến 5 centime) để làm một món ăn.
Sáng nào, họ cũng rải khắp các chợ, khi thấy món vừa ý liền vơ vội, chẳng cần biết giá bao nhiêu, cứ quẳng cho người bán 30 đồng kẽm đã được khoán.
Nói về việc này, Hocquard đưa ra một ví dụ, chẳng hạn thấy con cá ngon, giá chợ là bảy, tám tiền (60 centime), anh ta nói người bán cắt cho khúc giá trị (ngon) nhất, rồi trả 30 đồng kẽm cho khúc cá đó. Chỗ cá còn lại trả cho nhà hàng.
Về tổ chức ăn uống của vua, Hocquard cho rằng việc này được quy định rất tỉ mỉ, với số lượng nhân viên rất đông. Không vị vua châu Âu nào có thể sánh với vua An Nam về mặt này.
Ông cho biết ngoài 100 đầu bếp (như đã đề cập), còn có 800 người đầy tớ lo thực phẩm cho nhà vua. Đầu tiên là đội gồm 500 người, gọi là vong-tranh (võng thành), do một đội trưởng chỉ huy chuyên săn các thú lớn dâng vua.
Tiếp đến là đội gồm 50 người khác, gọi là vo-bi-vien (võ bị viên) trang bị cung để bắt các loài chim.
Bên cạnh đó, bờ biển và hải đảo có đội ngu-ho (ngư hộ) 50 người, để đánh cá và đội yen-ho (yến hộ) cũng 50 người để lấy tổ chim yến. Cuối cùng, 50 tuong-tra-vien (thượng trà viên) chuyên việc hầu trà.
Charles Édouard Hocquard. Nguồn: Một chiến dịch Bắc Kỳ.
Địa phương cung tiến đặc sản
Nhưng thế vẫn chưa hết, phần lớn tỉnh phải cung ứng đặc sản cho vua. Hocquard cho biết Nam Kỳ tiến thịt cá sấu là thứ vua rất ưa. Một vài làng ở Huế tiến gạo hạt ngắn, trong và hơi dính, chỉ cấy riêng cho vua. Bắc Kỳ dùng ngựa trạm tiến vải đầu mùa.
Tất cả đặc sản này đều được tính vào thuế hàng năm với số lượng định rõ. Theo Hocquard, không ít viên quan thu thứ thuế này đã tận dụng cơ hội để làm mâm cơm của họ thêm phong phú.
Ông lấy ví dụ, vua đòi 50 phương gạo ư? Thượng thư bộ Hộ có nhiệm vụ truyền đạt lệnh vua nâng lên 60 phương, quan đầu tỉnh thêm 10 phương nữa và đôi khi kỳ mục các làng cũng theo gương ấy. Thuế tô theo các tầng nấc ấy gửi lên và bị bớt đi.
Ngọ Môn. Nguồn: Một chiến dịch Bắc Kỳ.
Cầu kỳ cơm vua
Hocquard cho biết giờ ăn hàng ngày của vua đều có chuông báo. Nghe hiệu lệnh ấy, các đầu bếp sắp thức ăn vào các đĩa sứ nhỏ, bày lên một mâm son lớn, trao cho các thái giám bưng vào, chuyển cho thị nữ. Những người này dâng từng món, chỉ có họ mới được tiếp cận vua.
Cơm nấu cho vua rất cầu kỳ, phải rất trắng, do đội làm vườn chọn từng hạt, không để sót hạt gạo gãy nào. Cơm được đồ chín bằng hơi nước trong chõ đất, đồ xong một bữa là vỡ ngay.
Theo Hocquard, vua Tự Đức rất kỹ tính và đa nghi. Ông không ăn bất cứ thứ gì nếu ngự y không nếm trước vì bị sợ đầu độc. Đũa gắp thức ăn của vua làm bằng tre dùng một lần. Ông không bao giờ dùng đũa ngà mà nhà giàu An Nam vẫn dùng, vì cho là quá nặng.
Thức uống của ông là nước đã được cất cẩn thận hoặc một thứ rượu cất bằng hạt sen ướp vài loại thảo mộc thơm.
Lượng cơm ông ăn mỗi bữa được tính toán, cân trước, không bao giờ quá mức ấy. Ngược lại, khi vua ăn không hết, ngự y được gọi đến để bốc thuốc ngay và phải uống hớp đầu tiên trước mặt ông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất
Cột tin quảng cáo