Bất ngờ cách voi tiến hóa trước nạn săn trộm
Voi châu Phi không có ngà là một minh chứng đáng kinh ngạc cho sự tiến hóa và chọn lọc tự nhiên để bảo vệ những con voi này khỏi nạn săn trộm ngà voi trên thế giới.
Ám ảnh cảnh cá voi mang thai bị giết hại dã man / Voi rừng "đại chiến" tê giác giành đầm nước
Theo thống kê, vào năm 1990 có khoảng 2500 con voi sống ở Công viên Quốc gia Gorongosa ở Mozambique, nhưng 90% đã bị giết trong cuộc nội chiến kéo dài 15 năm từ năm 1977 đến 1992 – vì ngà voi được sử dụng để đổi lấy vũ khí. Do đó, thời điểm hiện tại, 32% số voi con được sinh ra từ những con voi cái sống sót sau chiến tranh đã mất ngà.
Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ Sen Nathan đến từ Cơ quan bảo vệ động vật hoang dã Sabah của Malaysia nhận định trong hơn 20 năm qua, hiếm khi thấy những con voi đực không có ngà, nhưng số lượng voi không có ngà đã xuất hiện nhiều gần đây. "Một trường hợp cho thấy sự biến đổi như vậy là ở Sri Lanka, khi hơn 90% voi đực ở nước này không có ngà", ông ví dụ.
Ước tính tại Sabah, khoảng 1.500 - 2.000 con voi lùn đang gặp nguy hiểm trước tình trạng săn trộm.
Thông thường, chỉ có khoảng 4% voi sinh ra không có ngà, nhưng vì các con voi không có ngà sẽ khiến những kẻ săn trộm phớt lờ nên chúng sẽ có lợi thế sinh học, có thể giao phối và truyền gen nhiều hơn. Một nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Kent đang thực hiện các nghiên cứu di truyền để tìm hiểu thêm về những đặc điểm mới này của loài voi.
Theo Lộc Liên/Tiền phong
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cây ‘ăn thịt cừu’ tự bốc cháy khi nhiệt độ lên tới 40 độ, đàn cừu đến gần đồng nghĩa với cái chết!
Chợ duy nhất của Việt Nam có tên liên quan đến cái chết, nghe tên ai cũng phải rùng mình
Tại 1 nơi ở Trung Quốc, đốt lửa sưởi ấm vào ban đêm lại giống như đi tìm cái chết, con người bị cấm sinh sống!
3 giả thuyết liên quan đến cái chết của Tần Thủy Hoàng, hóa ra có liên quan đến loại 'tiên dược' này
Cái chết bí ẩn của Thái hậu Từ Hi: Sự thật lịch sử và thuyết âm mưu
Ngọn núi cao nhất thế giới: Cao hơn Everest gần 2.000m, luôn khiến các nhà khoa học lo ngại 1 điều?
Cột tin quảng cáo
Voi châu Phi