Cá voi mắc cạn ngày càng tăng dọc bờ biển nước Anh
Ám ảnh cảnh cá voi mang thai bị giết hại dã man / "Soi" loài cá say có nhiều ở vùng biển Việt Nam

Ảnh minh họa.
Các nhà khoa học đã tìm ra nhiều nguyên nhân giải thích cho những cái chết này, bao gồm bệnh truyền nhiễm, rác thải nhựa, đánh bắt cá. Rất khó để xác định được một cách chắc chắn lý do đằng sau hiện tượng này, tuy nhiên, nó liên quan đến nhiều lý do bao gồm cả việc số lượng cá voi, cá heo sinh sống ngày càng tăng.
“Bản thân việc mắc cạn không hẳn là một tin xấu” Rob Deaville, đến từ Sở thú London, trả lời với báo BBC. “Có một sự hiểu lầm rằng chúng ta đang cố gắng ngăn chặn hiện tượng mắc cạn, chúng ta không hề biết rằng hiện tượng này có phải do những hoạt động của con người gây ra hay không và cố gắng để làm dịu bớt hiện tượng này”
Ở một số khía cạnh, dữ liệu trên vẽ nên một bức tranh ảm đạm, tuy nhiên, vẫn có những điều tích cực trong đó.
Tại sao các nhà khoa học điều tra điều này?
Từ năm 1990, các nhà khoa học đã tiền hành nghiên cứu lý do vì sao cá heo, cá voi lại mắc cạn dọc bờ biển nước Anh.
Điều này giúp cho các nhà khoa học có cái nhìn rõ hơn về tình trạng đời sống hoang dã của các động vật biển trong khu vực biển nước Anh, những nét thay đổi của các loài động vật biển khác nhau, mối đe dọa từ con người như ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm tiếng ồn, đánh bắt cá,…

Họ đã phát hiện ra được điều gì?
Trong hơn 7 năm, những cuộc khám nghiệm xác cá voi, cá heo mắc cạn sau khi chết được tiến hành trên khoảng 1,000 mẫu xét nghiệm, tạo điều kiện cho việc xác định nguyên nhân cái chết.
Trường hợp vô tình mắc lưới đánh cá chịu trách nhiệm cho 1 trong 4 trường hợp cá heo chết và 1 trong 10 trường hợp cá heo cảng chết.
Những trường hợp chết khác bị gây ra trực tiếp bởi con người bao gồm 25 con bị đâm bởi tàu, thuyền và một con cá voi mõm khoằm Cuvier chết vào năm 2015 do nuốt phải rác thải nhựa.
Ông Deaville cho rằng việc giám sát cần được thực hiên trên phạm vi toàn cầu để có được cái nhìn toàn cảnh về mối đe dọa đối với những loài vật này.
Cuối cùng, ông chia sẻ với BBC rằng “Tôi muốn chắc chắn rằng con cháu của chúng ta sau này vẫn có thể ra đó và quan sát những động vật này như chúng ta đã từng may mắn có cơ hội như vậy”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đại tá Bùi Quang Thận – Người cắm cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
CLIP: Mãn nhãn trước màn tử chiến gay cấn của rắn hổ mang chúa và trăn gấm
CLIP: Cho sư tử ăn, người quản thú bất ngờ bị chúa sơn lâm tấn công và cái kết 'thót tim'
CLIP: Bị đàn cá sấu vây hãm, linh dương đầu bò vẫn có màn 'lội ngược dòng' khó tin
Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
CLIP: Đang tắm bùn, lợn bướu bị sư tử truy sát và cái kết