Bất ngờ chiêu thích nghi "dị" của động vật ở Nam Cực
Khí hậu lạnh buốt óc của vùng cực có thể là nỗi ám ảnh với nhiều người, nhiều sinh vật, nhưng với những động vật ở Nam Cực dưới đây thì có vẻ chả "xi nhê" gì vì chúng đã có cách đối phó.
Phát hiện Kim tự tháp cổ đại ở Nam Cực? / Loài cá kỳ lạ ở Nam Cực khiến các nhà khoa học hoang mang
Mực ống ma cà rồng hay còn gọi là mực quỷ, loài động vật ở Nam Cực thân mềm này có khả năng thích nghi rất tốt bằng nhiều cách khác nhau trong môi trường biển. Chúng sống rất tốt trong các vùng biển trên thế giới, kể cả vùng nước lạnh như Nam Cực.

Cá băng Nam Cực, loài cá này không chỉ chịu được nhiệt độ siêu lạnh của Nam Cực mà còn sống sâu dưới lớp băng dày. Chúng không có hồng cầu hay sắc tố màu đỏ, việc này giúp máu của chúng loãng đi, tiết kiệm năng lượng để thích nghi một cách tuyệt vời với môi trường giá lạnh.

Chim cánh cụt Pygoscelis papua hay còn gọi là Gentoo là giống chim cánh cụt nằm trong bộ hiếm nhất của các loài chim ở Nam Cực. Tuy thích nghi rất tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhưng số lượng cá thể không nhiều, chỉ có khoảng vài trăm ngàn con.

Côn trùng không cánh Belgica antarctica, loài côn trùng này chỉ sống được hai năm nhưng trong thời gian đó, chúng chủ yếu sống dưới dạng ấu trùng nằm dưới băng và chỉ nhoi lên vào những tháng hè và sẵn sàng đi vào trạng thái ngủ nếu nhiệt độ giảm.

Cá voi lưng gù, đây là loài cá voi lớn, khi trưởng thành có thể dài từ 12 - 16m và đạt trọng lượng khoảng 36 tấn. Ưa sự mát mẻ, cá voi lưng gù sẽ sinh sống ở những vùng nước lạnh như Nam Cực suốt những tháng mùa hè và chỉ di cư đến các vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới để giao phối và sinh sản vào mùa đông.

Nhuyễn thể Euphausiasuperba, sinh sống ở các vùng nước Nam Cực. Tuy là một loài động vật giáp xác bơi nhỏ nhưng có dân số đông đảo và là loài chính trong hệ sinh thái ở đây. Nhuyễn thể Euphausiasuperba sống thành đàn lớn, đôi khi đạt mật độ 10.000-30.000 cá thể trong một mét khối.

Cá voi sát thủ, loài động vật linh hoạt bậc nhất thế giới, sinh sống ở tất cả các đại dương trên toàn cầu, từ vùng nước ấm áp đến vùng nước lạnh buốt như Bắc Cực, Nam Cực. Đây là loài động vật săn mồi đỉnh cao, chúng không có kẻ thù tự nhiên ngoài con người.

Để thích nghi với cái lạnh buốt óc của vùng cực những loài động vật sinh sống dài hơi ở đây không chỉ thay đổi đặc tính sinh hóa của mình mà thậm chí qua thời gian, chúng còn thay đổi hình dạng để thích nghi. Trong hình là loài chim cánh cụt hoàng đế đang săn mồi, đại diện tiêu biểu của các loài động vật sống được ở Nam Cực.

Vi khuẩn Rhodoglobusvestalii là một loại vi khuẩn sinh tồn được trong điều kiện khô cằn và lạnh giá của vùng Nam Cực. Màng tế bào của vi khuẩn này có nồng độ axit béo không bão hòa cao để giữ được dịch thể ở nhiệt độ thấp đồng thời chúng cũng tự tạo ra nhiều loại protein và enzyme có thể hoạt động trong điều kiện nhiệt độ thấp, bảo vệ ADN.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Đường hầm nguyên thủy cách đây 13.000 năm ở Brazil, nghi không phải con người xây dựng
Tại sao con người chỉ ăn vây cá mập mà hiếm khi nghe nói đến việc ăn thịt cá mập? Thịt cá mập có thực sự không ngon?
CLIP: ‘Vua lì đòn’ linh cẩu đòi cướp mồi của sư tử và cái kết đắng chát
CLIP: Bị đàn sư tử tấn công, trâu rừng liều chết phản kháng đầy kịch tính
Không phải Bát Giới hay Sa Tăng, đây mới là 3 người bạn thân nhất của Tôn Ngộ Không

Tỉnh duy nhất của Việt Nam tên gọi có ba từ
Cột tin quảng cáo