Bất ngờ trước luật giao thông thời phong kiến: Đến hoàng tử cũng bị tước vị, phạt tiền khi vi phạm
Vì sao thời xưa không ai dám giả mạo thánh chỉ của hoàng đế? / Vì sao phi tần thời xưa không tự mình cho con bú? Lý do thật sự buồn xé lòng
Vào thời phong kiến, dù đường xá chưa phát triển, phương tiện giao thông còn thô sơ, chủ yếu dựa vào sức ngựa thì các vua Việt đã thông qua nhiều bộ luật để đưa ra những hình phạt nghiêm khắc dành cho những ai gây tai nạn khi tham gia giao thông.
Điển hình có thể kể đến Quốc triều hình luật (bộ luật Hồng Đức), tại điều 553 đã nêu rõ quy định xử phạt người vi phạm khi di chuyển bằng ngựa như sau:
"Người vô cớ mà phóng ngựa chạy trong phố phường, đường ngõ trong kinh thành hay là trong đám đông người thì bị xử phạt 60 trượng. Nếu vì thế mà làm bị thương hay chết người thì bị xử tội nhẹ hơn tội đánh bị thương hay chết người một bậc; làm bị thương hay chết các súc vật thì phải đền số tiền theo sự mất giá (ví như con vật đáng 10 phần, nay làm chết giá chỉ còn 2 phần thì phải đền giá 8 phần; làm bị thương mất 1 phần thì phải đền giá 1 phần).
Nếu vì việc công hay tư cần phải đi gấp mà phóng ngựa chạy thì không phải tội; vì thế mà làm bị thương hay chết người thì xử theo tội vì lầm lỡ để xảy ra. Nếu vì ngựa sợ hãi lồng lên, không thể ghìm được, để xảy ra việc làm bị thương, chết người thì được xử giảm nhẹ hơn một lầm lỡ hai bậc".
Đến thời nhà Nguyễn, trong Hoàng Việt luật lệ (bộ luật Gia Long) cũng đã kế thừa đời trước vào đưa ra danh sách các điều khoản về hành vi “vi phạm trật tự giao thông”. Cụ thể, trong phần Hình luật, mục Nhân mạng, hành vi "Phóng xe và ngựa sát thương người" được quy định như sau:
"Phàm kẻ nào vô cớ phóng xe, ngựa ở nơi phố phường, thị trấn, nhân đó làm người khác bị thương thì giảm 1 bậc so với tội đánh nhau gây thương tích thông thường. Làm chết người thì phạt đánh 100 trượng, lưu đày 3.000 dặm.
Nếu kẻ nào vô cớ phóng xe, ngựa ở nơi thôn quê, ngoài cánh đồng vắng vẻ nhân đó làm người khác bị thương (không làm chết người thì không bị xử tội); làm chết người thì bị phạt đánh 100 trượng. Các tội đã phạm kể trên đều bị truy thu 10 lạng bạc mai táng phí. Nếu kẻ nào vì công vụ cấp tốc mà phóng nhanh gây sát thương người khác thì xử theo luật “lỡ tay” (theo luật thu tiền chuộc tội cấp cho gia đình người đó)".
Đi kèm theo đó là điều lệ:"Phàm kẻ nào cưỡi ngựa xô vào người khác làm bị thương thì ngoài việc xét xử theo luật ra còn phải đem con ngựa đã cưỡi đó cấp cho người bị thương. Nếu người bị ngựa xô phải mà chết thì con ngựa đó xem sung công".
Vào thời nhà Nguyễn, có một câu chuyện vô cùng nổi tiếng liên quan đến việc trừng trị nghiêm khắc hành vi vi phạm trật tự giao thông. Theo như ghi chép về câu chuyện này trong sách Đại Nam thực lục thì người vi phạm là hoàng tử Miên Phú - con trai thứ 8 của vua Minh Mạng. Vị hoàng tử này vốn là người ngang bướng, ham chơi, bất chấp quy định của triều đình mà tổ chức đua ngựa ở ngoài hoàng thành cùng với thuộc hạ của mình.
Sau khi hoàng tử đã về đích, một thuộc hạ của ngài tênHoàng Văn Vân trong lúc đuổi theo hoàng tử đã xéo chết một bà lão. Tin tức nhanh chóng đến tai vua Minh Mạng, sau khi điều tra kĩ càng, vua không giấu nổi sự tức giận, mắng con trai không thương tiếc:"Nhiều lần trẫm đã nghiêm khắc dạy dỗ nhưng không biết chừa và sửa đổi chút nào. Nay lại gần gũi với lũ tiểu nhân, phi ngựa ở đường lớn trong kinh thành, là nơi quan quân đi lại đông đúc để đến nỗi xéo chết mạng người.Sao còn xứng đáng là hoàng tử nữa, lại không vâng lời cha dạy bảo, thực là đứa con xấu xa, tội nào còn lớn hơn nữa. Nay để giữ công bằng, quyết không cho nghị thân (thân thích vua được giảm tội, hoặc dùng tiền chuộc tội), nghị quý (người có công được giảm tội, hoặc dùng tiền chuộc tội). Phàm các em và con cháu chớ nên coi khinh, lấy thân để thử pháp luật, gương sáng chẳng xa, ai nấy phải kính nể".
Kết cục là hoàng tử Miên Phú đã bị tước áo mũ, cắt hết lương bổng hàng năm, phải đóng cửa suy nghĩ về hành vi của mình. Không những vậy, hoàng tử sau đó không được dự vào hàng các hoàng tử và phải bồi thường 200 lạng bạc cho gia đình bà lão xấu số, thuộc hạ Hoàng Văn Vân lĩnh án xử chém, thuộc hạ khác tham gia đua ngựa bị lưu đàu nơi xa và phải chịu 100 gậy tại nơi lưu đày.
Ngoài các hình phạt nghiêm khắc dành cho hành vi "vi phạm trật tự giao thông" thì luật pháp Việt Nam thời phong kiến cũng đưa ra nhiều hình thức xử lý đối với hành vi phá hoại đường xá, cầu cống, quy trách nhiệm cho các cá nhân liên quan, có thẩm quyền. Quy định được nêu rõ tại điều 85 và 633 bộ Quốc triều hình luật, trongSĩ hoạn châm quy (một văn bản liên quan đến điển chế thời Lê sơ), sách Quốc triều chiếu lệnh thiện chính (bộ tài liệu ghi chép các chiếu lệnh của triều đại Lê Trung Hưng trong khoảng thời gian 1619-1705),...
Từ đó thấy được từ hàng trăm năm trước, ông cha ta đã có tầm nhìn sâu rộng về luật pháp, áp dụng một cách thông minh, chặt chẽ để duy trì sự ổn định của trật tự xã hội.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính