Bất ngờ với chế độ ăn của cá mập trắng lớn
Cá mập lớn cắn câu cá mập nhỏ / Cá voi sát thủ xé toạc cá mập trắng chỉ để ăn 3 bộ phận
Trong nghiên cứu được thực hiện từ năm 2009 tới 2018, các nhà khoa học phân tích phần dạ dày của 40 con cá mập trắng lớn chưa trưởng thành sống ở khu vực bờ biển phía đông Australia.
Kết quả cho thấy nguồn thức ăn chính của những con cá này là loài cá sống ở tầng nước giữa như cá hồi Đông Australia.

Một con cá mập trắng lớn. (Ảnh: CC BY-NC)
"Trong dạ dày của cá mập, chúng tôi cũng tìm thấy xương của nhiều loài cá sống ở dưới đáy biển hoặc chôn trong cát. Điều này cho thấy cá mập dành phần lớn thời gian để kiếm ăn ngay dưới đáy biển", Richard Grainger - tác giả chính của nghiên cứu cho hay.
"Cá mập trắng sẽ không săn bắt con mồi lớn hơn, bao gồm cá mập và động vật có vú dưới biển khác như cá heo cho tới khi chúng đạt tới chiều dài 2,2 m", ông này nói thêm.
Nghiên cứu cũng cho thấy khoảng 17% chế độ ăn của các mập trắng lớn có liên quan tới các loài cá sống ở đáy biển như cá sao.
Các loài cá đuối thích vùi mình trong cát chiếm khoảng 15% khẩu phần ăn của cá mập trắng.
Cũng theo các nhà khoa học, những con cá mập trắng di cư theo mùa dọc theo bờ biển phía đông Australia với phạm vi di chuyển tăng theo tuổi.
Với việc hiểu được thói quen ăn và di cư của cá mập, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tìm ra cách tốt nhất để bảo vệ loài này và tránh các cuộc trạm chán giữa nó và con người.
- CLIP: Những điều thú vị về cá mập có thể bạn chưa biết. Nguồn: National Geographic.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đại tá Bùi Quang Thận – Người cắm cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
CLIP: Mãn nhãn trước màn tử chiến gay cấn của rắn hổ mang chúa và trăn gấm
CLIP: Cho sư tử ăn, người quản thú bất ngờ bị chúa sơn lâm tấn công và cái kết 'thót tim'
Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
CLIP: Bị đàn cá sấu vây hãm, linh dương đầu bò vẫn có màn 'lội ngược dòng' khó tin

Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'