Cá mập bò mộng có bộ hàm vô địch
Nanh cá mập có sẵn kem đánh răng / Vết răng lớn nghi cá mập trắng tấn công người đi thuyền
Loài cá này không phải là loài có tầm vóc lớn nhất trong các loài cá mập ăn thịt (chiều dài toàn thân chỉ 3,5 mét) nhưng hàm răng rất khoẻ. Lực của một cú đớp mồi lên tới 6.000 kilonewton nghĩa là về tỷ lệ giữa lực và kích thước, đó là một kỷ lục tuyệt đối.
![]() |
Cá mập bò mộng. Ảnh: Stephen Frink/Cobis. |
Trong một “cuộc thi đấu” mà các nhà nghiên cứu tổ chức cho 13 loài cá mập có họ hàng gần gũi với nhau từ cá mập đầu người (chimera shark) chỉ dài 1m chuyên ăn cua cho đến cá mập trắng khét tiếng dài 6m.
Tất nhiên, nếu đề xuất một bộ hàm khoẻ nhất trong số các loài nằm ở đỉnh của kim tự tháp thực phẩm thì phải kể đến cá mập trắng hoặc cá mập búa, nhưng đó là chưa tính đến chuyện so với kích thước và “địa vị” của chúng trong dây chuyền sinh thái.
Sở dĩ một vài loài cá mập nhỏ như cá mập đầu người cần bộ hàm khoẻ vì chúng phải cắn vỡ lớp vỏ rất cứng của con mồi họ chân đốt trong khi những cá mập lớn chỉ việc xé xác các loại cá lớn nhưng thịt lại mềm hoặc hải cẩu. Do vậy khi trả lời câu hỏi “cá mập nào cắn mạnh nhất” phải tính đến kích thước của cơ thể chúng mới thực sự công bằng.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu tỉ mỉ cấu tạo của hàm và hệ cơ hàm của từng loài trong số 13 loài này. Phương pháp toán học cho phép họ không bỏ qua việc đưa kích thước của cơ thể vào việc tính toán.
Rốt cuộc, bộ hàm khoẻ nhất thuộc về “cá mập bò mộng”, vượt xa các hung thần dữ tợn là cá mập trắng và cá mập đầu búa có thân hình cực “khủng”. Răng cửa của “cá mập bò mộng” tạo ra một lực 2.000 newton và răng hàm tới 6.000 newton. Những con còn trẻ cắn mạnh hơn những con đã già có lẽ vì khi trẻ cần chúng cần lớn nhanh nên phải cố ăn bất cứ thứ gì, càng nhiều càng tốt.
Vì sao cá mập bò mộng lại cần có bộ hàm khoẻ đến như vậy? Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng cần cắn vỡ lớp vỏ rất cứng của con mồi mới lấy được thịt ra ăn nhất là khi chúng săn bắt ở vùng nước đục. Có thể bộ hàm “siêu khoẻ” thực ra cũng không cần thiết lắm, nhưng chúng không “từ chối” sự di truyền được thừa hưởng từ tổ tiên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhà thơ duy nhất Việt Nam từng làm Phó Thủ tướng, 24 tuổi đã làm Bí thư tỉnh ủy, ai cũng từng nghe tên
Đường hầm nguyên thủy cách đây 13.000 năm ở Brazil, nghi không phải con người xây dựng
Tại sao con người chỉ ăn vây cá mập mà hiếm khi nghe nói đến việc ăn thịt cá mập? Thịt cá mập có thực sự không ngon?
CLIP: ‘Vua lì đòn’ linh cẩu đòi cướp mồi của sư tử và cái kết đắng chát
CLIP: Bị đàn sư tử tấn công, trâu rừng liều chết phản kháng đầy kịch tính

Tỉnh duy nhất của Việt Nam tên gọi có ba từ