Khám phá

Bí ẩn 2 "quái vật" 309 triệu tuổi quấn lấy nhau mà hóa đá

2 "quái vật"nhỏ sống vào cuối kỷ Than Đá, lâu đời hơn khủng long rất nhiều, đã chết và hóa thạch trong trạng thái quấn đuôi lấy nhau. Chúng được cho là 2 mẹ con.

Khủng long "2 mặt" kỳ quái khiến giới khoa học "choáng váng" / "Sốc" với thứ duy nhất "sống sót" trong thành phố bị núi lửa chôn vùi 2.000 năm

Nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Hillary Maddin từ Đại học Carleton ở Ottawa (Canada) đã cho thấy cái gọi là "tình mẫu tử" đã xuất hiện trong giới cổ sinh vật sớm hơn so với hiểu biết trước đây tận 40 triệu năm.

Trước đó, người ta cho rằng khoảng 250 triệu năm về trước, tức đầu kỷ Tam Điệp của đại Trung Sinh, các sinh vật trên trái đất mới tiến hóa đến mức phát triển khả năng "chăm sóc mở rộng của cha mẹ", tức các con vật cha và mẹ vẫn chăm sóc con non sau khi sinh, thay vì chỉ đơn giản đẻ trứng và để con non tự sinh tồn.

Hóa thạch 2 "quái vật" nhỏ bé được tìm thấy tại Candada - Ảnh: SWNS

Hóa thạch 2 "quái vật" nhỏ bé được tìm thấy tại Candada - Ảnh: SWNS

Nhưng hóa thạch đặc biệt này, mà kết quả phân tích hé lộ niên đại lên tới 309 triệu năm tuổi, cho thấy một con thằn lằn lớn và một con non đang ở giai đoạn "vị thành niên". Con non bám vào chân sau của con mẹ và được đuôi của con mẹ quấn chặt. Không biết vì lý do gì, chúng đã chết và bị hóa đá ngay trong khoảnh khắc thể hiện tình mẫu tử đó.

Mức độ bảo tồn hoàn hảo của 2 bộ xương cho thấy chúng dường như đã bị chôn vùi nhanh chóng và giữ được nguyên tư thế trước khi chết. Có lẽ con mẹ đã cố bảo vệ con non khi tình huống nguy hiểm xảy đến. Hóa thạch được tìm thấy dưới một gốc cây gần Nova Scotia, Canada. Có lẽ vào 309 triệu năm trước, chúng đã bị chết khi hang của chính mình sụp đổ.

Bí ẩn 2 quái vật 309 triệu tuổi quấn lấy nhau mà hóa đá - Ảnh 2.

Ảnh đồ họa cho thấy chân dung của 2 "quái vật" nhỏ thuộc đại Cổ Sinh - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

2 con vật thuộc về một loài mới, được đặt tên là Dendromania unamakiensis. Giai đoạn chúng sinh sống là cuối kỷ Than Đá thuộc đại Cổ Sinh. Sau kỷ này là kỷ Permi – kỷ cuối cùng của đại Cổ Sinh. Sau nữa mới là thời đại bùng nổ của loài thằn lằn khổng lồ mang tên khủng long, thuộc 3 kỷ Tam Điệp – Jura – Phấn Trắng của đại Trung Sinh.

 

Trước đó, hóa thạch sớm nhất thể hiện tình mẫu tử tương tự giữa con mẹ và con non được tìm thấy ở Nam Phi, thuộc về loài Helapsoaurus scholtzi, có tuổi đời 270 triệu năm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm