Phát hiện "chốn ăn chơi" khó tin trong thành phố mất tích 2.000 năm
Lộ diện giữa công viên "quái vật" chỉ xương đùi đã to hơn con người / Mức thu nhập của các thái giám Trung Quốc xưa: Đọc thánh chỉ cũng có thể bỏ túi số tiền khổng lồ
Bộ văn hóa Hy Lạp vừa công bố phát hiện kinh ngạc về một khu phức hợp nhà tắm cổ đại rộng tến 500 m2, ước tính được xây dựng khoảng thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên, giai đoạn được giới khảo cổ gọi là "thời La Mã".
Một phần của khu vực khai quật phức hợp nhà tắm tại thành phố cổ Tenea - Ảnh:Bộ văn hóa Hy Lạp
Nhà khảo cổ Vivi Evangeloglou đại diện nhóm nghiên cứu mô tả sơ bộ về công trình: nó gồm nhiều phòng tắm khổng lồ, có khu vực tắm nước nóng, các vòm trần bằng đất sét có dấu vết của sơn trang trí.
Bên trong giếng cổ và một số hiện vật đuọc tìm thấy - Ảnh: Bộ văn hóa Hy Lạp
Để tạo ra 3 khu vực tắm nước nóng, những người Hy Lạp cổ đã xây dựng một hệ thống tạo hơi nóng bằng lò đốt dưới lòng đất hết sức quy mô và "hiện đại" một cách đáng ngạc nhiên.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện giếng lớn nằm phía Bắc của phòng tắm và vô số đồ tạo tác bằng gốm sứ, trong đó có những vật dụng liên quan đến nghi lễ. Vì vậy, họ dự đoán khu vực này có thể được xây dựng nhằm phục vụ các du khách đến thành phố này hành hương.
Ảnh: Bộ văn hóa Hy Lạp
Ảnh:Bộ văn hóa Hy Lạp
Họ cũng phát hiện ra các lọ dầu thơm và một phần của bức tượng cẩm thạch, rất có thể là tượng thần Aphrodite – nữ thần của tình yêu và sắc đẹp. Hiện công việc khai quật vẫn đang tiếp diễn tại khu phức hợp nhà tắm cũng như toàn bộ di tích thành phố Tenea.
Trong văn hóa Hy Lạp – La Mã cổ đại, các khu phức hợp tắm tương tự vốn không đơn thuần là nơi để vệ sinh cơ thể, mà còn là một "chốn ăn chơi" kiểu xưa. Chúng thường là các tòa nhà xa hoa với nhiều phòng tắm nóng, lạnh, phòng tắm hơi phục vụ nhu cầu thư giãn của từng người, có thể tích hợp khu vực chơi thể thao, phòng nghỉ, phòng đọc sách, nhà ăn, phòng trưng bày nghệ thuật… để khách vừa đến tắm, vừa đến giải trí.
End of content
Không có tin nào tiếp theo