Bí ẩn 60 tấn huyết lợn Tử Cấm Thành dùng để ‘trừ tà’ mỗi năm, sự thật khiến cả thế giới ngã ngửa
Tử Cấm Thành vừa sang trọng, tại sao các hoàng đế của triều đại nhà Thanh lại không thích sống ở đó? / Thực hư thông tin Tử Cấm Thành từng dùng 60 tấn huyết lợn mỗi năm để trừ tà khí và xua đuổi tà ma
Tử Cấm Thành là biểu tượng của chế độ phong kiến ở Trung Quốc. Cung điện xa hoa bậc nhất Trung Quốc là nơi tập trung quyền lực cao nhất dưới triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Cho đến bây giờ, Tử Cấm Thành vẫn là niềm tự hào của người dân Trung Quốc, trở thành di sản văn hóa quý giá thu hút du khách trong lẫn ngoài nước.
Ảnh minh họa
Tử Cấm Thành gắn liền với những giai thoại mang tính chất liêu trai, cũng có những câu chuyện thần bí được ghi chép lại mà chẳng ai chứng thực nổi. Một trong số đó phải kể đến tin đồn trong Tử Cấm Thành tồn tại “thế lực tâm linh” vì có quá nhiều oan hồn. Người ta truyền tai rằng hàng năm nơi đây phải dùng đến 60 tấn tiết lợn để trừ tà.
Nên nhớ ở Trung Quốc cổ đại, động vật thường được đưa ra để hiến tế, dùng làm thứ bày tỏ lòng thành với thần linh, trấn áp tà khí. Thậm chí máu động vật còn từng được bôi lên tường để xua đuổi tà ma. Không hiểu bằng cách nào, máu động vật đã trở thành “lá chắn bảo vệ” con người khỏi những chuyện xui xẻo.
Nhưng 60 tấn huyết lợn để trừ tà thì quả thực hơi khó tin. Sự thật chuyện này thế nào? Các nhà nghiên cứu đã đi tìm câu trả lời cho việc này. Trong các cuốn sách xưa chép lại, tường đỏ của Tử Cấm Thành gồm hai nguyên liệu chính là huyết lợn và chu sa. Để giúp duy trì màu sắc tươi sáng này trong thời gian dài, người ta phải liên tục trùng tu, sơn sửa mỗi năm. Tuy nhiên, con số 60 tấn huyết lợn là “nói quá”. Thực tế không hề đến mức đó.
Ngày nay, Trung Quốc không còn dùng huyết lợn và chu sa để duy trì màu đỏ rực rỡ cho bức tường ở Tử Cấm Thành. Thay vào đó, họ tìm những phương pháp hiện đại, thân thiện với môi trường hơn.
Dù vậy, không thể phủ nhận bên trong Tử Cấm Thành thực sự tồn tại những nghi lễ xua đuổi tà ma, trấn yểm trong suốt thời gian nó được sử dụng. Điều này thể hiện rõ rệt ngay trong thiết kế của Tử Cấm Thành. Để đảm bảo sự ổn định của hoàng quyền, hòa bình của giang sơn xã tắc, cung điện cổ này được thiết kế tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc phong thủy.
Hàng năm, vào Tết Nguyên đán, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung thu đều sẽ có hoạt động cúng bái, cảm tạ trời đất và xua đuổi tà ma. Tất cả các việc làm đó đều chỉ nhắm đến mục đích cầu bình an, mong ước một đất nước hưng thịnh, bình yên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về đồ lót của phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến, thời Võ Tắc Thiên phóng khoáng khó tin
Bộ trang phục mai táng bị mộ tặc bỏ lại không thèm lấy, chuyên gia giám định phải ngỡ ngàng, trị giá thực sự hơn 8 nghìn tỷ đồng
Thời xưa không có đồ lót, phụ nữ làm thế nào để che đậy sự riêng tư của mình? Sau khi đọc xong, phần dưới của tôi cảm thấy lạnh
Dòng họ chưa đến 1% dân số Việt Nam nhưng sản sinh nhiều anh hùng kiệt xuất, tướng tài giỏi
Một công trình kiến trúc cổ của Trung Quốc mà ngay cả các chuyên gia cũng không thể giải thích được - Núi Song Tháp
Có bao nhiêu thủy ngân đổ vào lăng Tần Thủy Hoàng? Các chuyên gia nói rằng bạn có thể hiểu được bằng cách nhìn vào những cây lựu gần đó