Khám phá

Tử Cấm Thành xuất hiện vết nứt lạ, chuyên gia vào cuộc phát hiện bí mật được cất giấu hơn 600 năm

Thông qua vết nứt này, dư luận lại thêm một phen bất ngờ trước bí mật xoay quanh Tử Cấm Thành. Công trình này một lần nữa khiến hậu thế phải ngả mũ thán phục.

Tần Thủy Hoàng cả đời không lập hậu, nay lăng mộ lại có dấu vết được chôn cất cùng một người đàn ông / Thân thế bí ẩn của người phụ nữ được cho là 'hoàng hậu trong lòng' Tần Thủy Hoàng

Tử Cấm Thành luôn nằm trong top cung điện, công trình kiến trúc cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới. Giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật mà Tử Cấm Thành để lại là vô cùng to lớn. Cũng bởi vậy mà nơi đây nằm trong danh sách những nơi được bảo tồn nhất thế giới.

tu-cam-thanh-1

Ảnh minh họa.

Diện tích của Tử Cấm Thành theo ghi chép là 720.000 m2, diện tích xây dựng là khoảng 150.000 m2. Nơi này có hơn 70 cung điện lớn nhỏ, 8707 phòng. Bao quanh Tử Cấm Thành là những bức tường thành vô cùng kiên cố, cao đến 10 mét, kết hợp với hào nước rộng 52 mét.

tu-cam-thanh-2

Năm xưa nhà Minh và nhà Thanh chọn Tử Cấm Thành làm nơi ở của hoàng đế, phi tần. Ngày nay, Tử Cấm Thành trở thành di sản thế giới, thuộc quyền quản lý của Bảo tàng Cố cung. Dù là ở thời kỳ nào, nơi đây vẫn được tu sửa, sửa chữa thường xuyên.

tu-cam-thanh-3

Chuyện kể rằng, trong lúc trùng tu Tử Cấm Thành, một người thợ đã phát hiện ra bí mật của tòa thành kiên cố này. Cụ thể, người này nhìn thấy một vết nứt của gạch lát sàn trước cửa điện Thái hòa (một trong ba điện lớn của Tử Cấm Thành). Điện Thái Hòa là cung điện lớn nhất của Tử Cấm Thành, mặt trước rộng 11 gian (63.39 mét), chiều sâu 5 gian (khoảng 37 mét), diện tích chiếm khoảng 2377 mét vuông. Điện cao 26.92 mét, thêm 3 tầng bệ đá cẩm thạch 8.13 mét, tổng cộng cao 35.05 mét. Trên bệ đá còn có rất nhiều tượng đá long phượng.

 

tu-cam-thanh-4

Ngay lập tức, các chuyên gia và công nhân bắt tay vào sửa để vết nứt đó không bị lan rộng. Trong quá trình dỡ lớp gạch vỡ lên, họ ngỡ ngàng vì phát hiện bí mật ẩn giấu bên dưới. Ngay dưới lớp gạch vỡ có một lớp gạch khác giống hệt, và không dừng lại đó, chuyện này lặp lại đến 15 lần. Tại sao người xưa lại xây đến 15 lớp gạch giống hệt chồng lên nhau như vậy?

tu-cam-thanh-6

Đào sâu hơn, giới chuyên gia khẳng định phía dưới 15 lớp gạch hoàn toàn không có mật thất. Hóa ra, lý do thực chất lại rất đơn giản. Tử Cấm Thành là nơi vua chúa ở nên đòi hỏi sự an toàn, kiêm cố. Điện Thái Hòa vốn là điện trung tâm của Thành Ngoại, nơi thường diễn ra lễ đăng cơ, yến tiệc, ban thưởng, đại hôn… Thế nên nơi đây phải đáp ứng được yêu cầu về sự kiên cố, an toàn, có thể “nội bất xuất, ngoại bất nhập” bất cứ lúc nào cần. 15 lớp gạch sẽ khiến cho những kẻ âm mưu đào mật thất, đường hầm vào điện Thái Hòa đều phải bỏ cuộc.

tu-cam-thanh-5

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy mỗi viên gạch lát ở điện Thái Hòa cần 720 ngày mới ra thành phẩm. Chúng vừa tinh xảo vừa chắc chắn. Đặc biệt, những viên gạch này có tác dụng “điều hòa”, mùa hè thì mát còn mùa đông thì ấm.

 

Nếu không có vết nứt mà người thợ nhìn thấy, có lẽ bí mật này sẽ bị giữ kín tiếp trong thời gian dài nữa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm