Bí ẩn báu vật "vô giá" mà mộ tặc quên lấy trong lăng mộ Từ Hy thái hậu
Bật nắp quan tài, khiếp vía thứ này trên thi hài Từ Hy Thái hậu / Bà hoàng Từ Hy nghiện kịch dâm ô như thế nào?
Từ Hy thái hậu (1835 - 1908) là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc. Những bí ẩn về quyền lực cùng đời sống xa hoa của vị thái hậu này luôn khiến các sử gia, nhà nghiên cứu cùng nhiều người phải ngỡ ngàng.
Trong bối cảnh thế kỷ 19, khi xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ vẫn còn nặng nề tư tưởng trọng nam, Từ Hy thái hậu được nhận định thực sự là một nhà nữ quyền.
Trên thực tế, kể từ khi bước lên vũ đài chính trị (năm 1861), Từ Hy thái hậu nắm đại quyền của nhà Thanh trong suốt 47 năm cho tới lúc qua đời (năm 1908).
Theo ghi chép của cuốn "Thanh sử cảo", Từ Hy thái hậu được cho là hậu nhân của Diệp Hách bộ, gọi đơn giản là Na Lạp thị và sau khi nhập cung vào năm Hàm Phong thứ 2 (tức năm 1852), bà được gọi là Lan Quý nhân.
Sau 10 năm sống trong hậu cung, địa vị của Na Lạp thị ngày càng vững chắc khi sinh hạ hoàng tử (tức Thanh Mục Tông Đồng Trị ) và được tấn phong là Ý Quý phi. Dần dà, vị quý phi này bắt đầu tham gia nhiếp chính với cương vị cao quý là một thái hậu và duy trì quyền lực tối thượng trong suốt một thời gian dài.
Từ Hy thái hậu là một nhân vật gây nhiều tranh cãi trong lịch sử Trung Quốc.
Jeremiah Jenne, một nhà văn, đồng thời là giáo viên dạy lịch sử ở Trung Quốc trong nhiều năm, nhận định: "Từ Hy tham gia chính trị với bộ óc tàn nhẫn nhất".
Sở hữu quyền lực lớn, sống xa hoa nên không lấy gì làm lạ khi Lão Phật gia (một danh xưng khác của Từ Hy thái hậu) lại được chôn cất trong một lăng mộ quy mô với rất nhiều báu vật hiếm có trên đời.
Sử sách vào thời nhà Thanh ghi chép rằng, Từ Hy thái hậu đã chuẩn bị cho nơi yên nghỉ của mình từ nhiều năm trước khi qua đời.
Nằm ở Định Đông Lăng thuộc núi Mã Lan, huyện Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), lăng mộ của Từ Hy được cho là vô cùng lộng lẫy và xa hoa. Công trình này đã huy động một số lượng lớn người tham gia xây dựng và ngốn không ít của cải.
Kho báu khổng lồ trong lăng mộ Từ Hy và vụ trộm mộ liều lĩnh cách đây gần 100 năm
Sinh thời, vị thái hậu quyền lực thao túng suốt ba đời hoàng đế nhà Thanh thường có thói quen sưu tầm nhiều bảo vật hiếm có và điều này cũng từng được ghi chép trong chính sử của triều đại này.
Khi qua đời vào năm 1908, Lão Phật gia cũng chính là một trong những vị thái hậu được tổ chức tang lễ xa hoa cùng với số lượng lớn ngọc ngà châu báu.
Trong cuốn "Ái Nguyệt Hiên", bút ký của Lý Liên Anh, vị thái giám tâm phúc của thái hậu Từ Hy cũng tiết lộ những ghi chép về nhiều loại đồ bồi táng và giá trị của chúng trong lăng mộ xa hoa của người phụ nữ quyền lực có thân phận cao quý này.
Theo đó, không chỉ được mặc trang phục cao quý dệt từ sợi tơ vàng, nằm trên ba lớp gấm quý có đan tơ vàng đính trân châu, đầu đội mũ phụng, nhiều bảo vật quý giá được đặt bên cạnh thi hài của Từ Hy trong cỗ quan tài còn có chậu san hô, hồng ngọc, phỉ thúy, dạ minh châu,...
Bất kể là số lượng, chủng loại hay giá trị của những bảo vật trong quan tài của Từ Hy thái hậu đều khiến cho nhiều người phải kinh ngạc.
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều lăng tẩm của nhiều vị hoàng đế trong lịch sử, lăng mộ của Từ Hy thái hậu cũng "nhanh chóng" rơi vào tầm ngắm của những kẻ trộm mộ liều lĩnh nhất.
Vào năm 1928, đám người trộm mộ của Tôn Điện Anh đã xâm phạm lăng mộ Từ Hy thái hậu, cậy nắp quan tài và đánh cắp nhiều bảo vật quý giá bên trong.
Cụ thể, biến cố xảy ra vào tháng 7/1928 khi đám mộ tặc do Tôn Điện Anh, tướng quân phiệt thời Dân Quốc, đã bất ngờ phá tan lối vào của lăng mộ và tiến vào địa cung, nơi đặt quan tài của Từ Hy thái hậu, để vơ vét những bảo vật và châu báu bên trong.
Bí ẩn báu vật "vô giá" mà mộ tặc quên lấy trong lăng mộ Từ Hy thái hậu
Đám người trộm mộ của Tôn Điện Anh đã vơ vét rất nhiều báu vật trong quan tài của Từ Hy, nhưng lại vô tình "vứt bỏ" một thứ vô giá trong địa cung của lăng mộ.
Đó chính là một tấm chăn phủ trên thi hài của Từ Hy thái hậu. Theo đó, tấm chăn này được làm vô cùng tinh xảo khi được thêu 25.000 chữ về bộ kinh Đà La Ni bằng những sợi chỉ vàng. Ngoài ra, trên tấm chăn quý giá này còn được đính kèm tới 820 viên ngọc trai.
Ảnh minh họa về tấm chăn thêu kinh Đà La Ni trong lăng mộ của Từ Hy thái hậu.
Có diện tích khoảng 3m2, tấm chăn lớn này còn được thêu nhiều hoa văn, tượng Phật,.... Đây được coi là một bảo vật vô giá và thường chỉ có hoàng đế, hoàng hậu hoặc các hoàng tử mới có thể được phép sử dụng tấm chăn được dệt từ chỉ vàng này.
Người ta cho rằng món đồ này có giá trị hàng trăm triệu lượng. Hơn nữa, quá trình sản xuất thủ công của tấm chăn thêu kinh Đà La Ni còn rất công phu, đòi hỏi phải cần tới vài năm để hoàn thành. Điều này cho thấy giá trị của bảo vật có 1-0-2 này trong lăng mộ của Từ Hy thái hậu.
Từ Hy thái hậu có cuộc sống vô cùng xa hoa và nắm trong tay quyền lực tối thượng trong suốt 47 năm.
Điều kỳ lạ là trong khi xâm phạm lăng mộ của Từ Hy, bè lũ của Tôn Điện Anh lại chỉ thu hoạch rất nhiều bảo vật bên dưới và vô tình bỏ quên tấm chăn quý giá này.
Thế nhưng kẻ trộm mộ khét tiếng này cũng đã lấy đi tất cả số ngọc trai được đính trên tấm chăn phủ trên thi hài Từ Hy trước khi bỏ đi. Tấm chăn quý giá này bị vứt bỏ trên mặt đất trong nhiều năm.
Cho đến năm 1979, khi đang dọn dẹp, một số người tình cờ phát hiện ra bảo vật vô tình bị lãng quên. Sau đó, cùng với nghiên cứu sâu của những chuyên gia, giá trị thực sự của tấm chăn trông có vẻ tầm thường đã dần được hé mở.
Tấm chăn quý giá này vô tình bị mộ tặc bỏ quên trong khi vơ vét của cải trong lăng mộ Từ Hy thái hậu.
Theo các chuyên gia, giá trị của tấm chăn này trong lăng mộ Từ Hy thái hậu không chỉ nằm ở chính nó cùng những đồ trang sức quý giá ở trên, mà còn nằm ở giá trị lịch sử. Theo đó, tấm chăn thêu xa xỉ này dùng trong hoàng thất và được cho là tồn tại từ thời nhà Nguyên (1271 - 1368).
Tấm chăn kinh này sau đó gửi tới Bảo tàng Cố cung và được sửa chữa, trùng tu tại đây. Trong mấy năm trở lại đây, tấm chăn quý giá đã được những nhân viên thuộc khu bảo tồn Thanh Đông Lăng ở tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) đưa ra ngoài. Đây cũng chính là lần đầu tiên tấm chăn thêu mà Từ Hy thái hậu yêu quý, được xuất hiện trước công chúng sau gần một thế kỷ.
Bảo vật này góp phần hé mở phần nào về cuộc sống xa hoa nhưng cũng đầy bí ẩn phía sau cánh cửa Tử Cấm Thành của Từ Hy, một trong những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời