Gia Khánh đế, tức Ái Tân Giác La Ngung Diễm là con trai thứ 15 của Càn Long Hoàng đế. Năm 13 tuổi, vị a ca này được Càn Long bí mật chọn làm người kế thừa ngôi vị.
Tháng 10 năm 1795, Càn Long tuyên bố thoái vị. Ngung Diễm lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Khánh, sử cũ thường gọi là Gia Khánh đế. Trong thời gian tại vị, Gia Khánh đế từng nhiều lần bị ám sát bất thành. Năm 1820, ông đột ngột băng hà ở tuổi 60 tại sơn trang Thừa Đức.
.
Bí ẩn xoay quanh cái chết “trời đánh”
Mặc dù nguyên nhân cái chết của vị hoàng đế Trung Quốc này không được ghi trong chính sử nhưng một số người cho rằng hoàng đế Gia Khánh lúc đó đang trên đường đi săn thú, nhưng liên tục để xổng mất con mồi, liền quyết định quay về kinh đô.
Trên đường hồi kinh, trời đổ mưa tuôn xối xả. Ngay lúc ấy xuất hiện một tiếng sét vang rền, Gia Khánh vì giật mình ngã ngựa mà qua đời.
Một giả thiết khác lại cho rằng, đằng sau cung điện của vua Gia Khánh có một tòa nhà nhỏ được đặt tên là "Vân Sơn thánh địa", đây là nơi tình tứ của hoàng thượng và tiểu thái giám được nhà vua sủng ái.
Một ngày nọ, trong lúc hai người đang "vui vẻ" với nhau, đột nhiên có một tia sét đánh trúng nóc "Vân Sơn thánh địa", quả cầu lửa từ trên trời rơi xuống đã thiêu cháy tòa nhà cùng vị hoàng đế đang ở trong đó.
Tất cả những lập luận trên đều cho rằng cái chết của hoàng đế Gia Khánh có liên quan tới hiện tượng tự nhiên và ông đã bị sét đánh cháy sém tới mức không thể nhận dạng nên không thể đưa vào cung.
Các quan đại thần đã phải tìm một tiểu thái giám có dáng người giống vua Gia Khánh, bí mật giết người này và hóa trang thành vua, đem thi thể của nhà vua được đặt ở bên dưới quan tài còn bên trên là xác của tiểu thái giám giả hoàng thượng rồi đưa về kinh để qua mắt dân chúng.
Gia Khánh là một vị hoàng đế không gặp nhiều may mắn, là vị vua duy nhất bị sét đánh chết.
Ngày nay, nhiều nhà sử học tin rằng Gia Khánh chết vì bệnh tim mạch nhưng không ít người vẫn tin vào cái chết bị “trời đánh” của vị Hoàng đế này.
Theo HTHT/Khỏe & Đẹp