Vén màn sự thật về việc "độc sủng" của Càn Long với Lệnh phi
Ai Cập đòi Anh trả lại tượng pharaoh 3.300 năm tuổi nghi bị đánh cắp / 3 bí mật khiến Tào Tháo đến lúc chết cũng không dám xưng đế
Theo sử sách ghi chép lại, Lệnh Phi Ngụy Giai thị thực sự là một trong những phi tần được vua Càn Long sủng ái nhất. Xuất thân từ dòng họ Thẩm Dương Ngụy thị, thuộc tầng lớp Bao y, Nội vụ phủ, cha của Lệnh Phi là Ngụy Thanh Thái, người Giang Tô, từng giữ chức Nội quản lĩnh. Mẹ là Dương Giai thị, từng đảm nhiệm vị trí nữ quan tuyên sách bảo văn trong hậu cung.
Ảnh minh họa.
Không có đoạn sử nào ghi lại Lệnh Phi từng làm cung nữ, thế nhưng so với những vị phi tần khác, xuất thân của Lệnh Phu không hề cao sang. Sau khi nhập cung, Lệnh Phi được phong làm Quý nhân. Ba năm tiếp theo, nhận được sự sủng ái của Càn Long, bà được tấn phong làm Lệnh Phi, Lệnh Quý phi và Hoàng Quý phi sau khi sinh hạ hoàng tử Gia Khánh.
Trong vòng 10 năm, Lệnh Phi sinh cho Càn Long 6 đứa con, trong đó có 4 nam, 2 nữ. Từ tần suất sinh con của Lệnh Phi, có thể nhìn ra Càn Long đã mê đắm bà thế nào.
Đáng tiếc, cũng bởi vì Càn Long quá mức sủng ái Lệnh Phi, dẫn đến bà mất sớm. Lệnh Phi sống đến gần 49 tuổi thì qua đời. 10 năm sinh liên tiếp 6 người con, cơ thể bình thường vốn đã không chịu đựng nổi.
Thế nhưng, sử sách cũng ghi chép lại, chuyện tình cảm của Lệnh Phi và Càn Long vốn có khúc mắc, không đẹp và lãng mạn như trong tiểu thuyết, trên phim. Thậm chí, có sử gia còn cho rằng, Càn Long vô cùng ích kỷ, không hề thương tiếc hay nghĩ đến ngọc thể của Lệnh Phi. Bởi nếu thực sự suy nghĩ cho Lệnh Phi, Càn Long đã không khiến vị phi tần này phải sinh nở liên tục như thế. Phải biết rằng, thời xưa, y học chưa phát triển, mỗi lần sinh nở, phụ nữ gần như đi dạo một vòng quanh quỷ môn quan, vừa đau đớn vừa vô cùng nguy hiểm.
Nhiều người nhận định do sinh được nhiều con trai, do đó Lệnh phi nhận được sự ân sủng của vua.
Đối với Càn Long, Lệnh phi còn là một người hiểu biết và có tấm lòng bao dung. Kể cả trong thời kỳ Càn Long gặp nhiều khó khăn, bà vẫn luôn ở bên cạnh, tình cảm mặn nồng như những cặp phu thê bình thường khác. Chính sự yêu thương đơn giản, nhưng đầy ấm áp này khiến vua thêm tin tưởng và sủng ái.
Bên cạnh đó, dù biết Càn Long vốn tính phòng lưu, tuy nhiên, bà luôn “nhắm mắt làm ngơ”, làm tròn bổn phận của một phi tần.
Lệnh phi thực sự là mẫu hình phụ nữ cổ đại điển hình, luôn tỏ ra tốt bụng và dịu dàng, đối xử công bằng với tất cả mọi người trong cung. Bất kể ai gặp chuyện khó khăn, bà đều cố gắng tìm cách giúp đỡ. Chính sự tính cách dịu dàng này, Càn Long luôn dành sự yêu thương và tôn trọng.
Nhiều ý kiến giải thích về việc Càn Long không phong hậu cho Ngụy Giai Thị. Đầu tiên là gốc gác của bà. Tổ tiên bà vốn thuộc Hán quân tương hoàng kỳ. Sau đó được cất nhắc gia nhập Tương Hoàng Kỳ Mãn Châu (nhà Thanh). Với xuất thân là người Hán cộng thêm gia thế hạng nô bộc, Lệnh Ý hoàng quý phi khó có thể trở thành hậu tại Thanh triều.
Cũng có luồng ý kiến cho rằng Càn Long ở thế bảo vệ cho hoàng đế tương lai nên không sắc phong Ngụy Giai Thị. Càn Long có nhiều con trai và các cuộc tranh đấu ngôi vị giữa các hoàng tử là rất lớn. Việc để Lệnh Phi thành hoàng hậu có thể khiến Vĩnh Diễm rơi vào thế nguy hiểm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Những ‘quái vật’ gây chấn động vì xuất hiện ở Việt Nam: Số 1 gây ám ảnh, số 3 bí ẩn chưa có lời giải
Tìm hiểu nguồn gốc lâu đời của dòng họ Nguyễn ở Việt Nam, thủy tổ là nhân vật ít ai ngờ đến
Những sinh vật bí ẩn gây tranh cãi suốt hàng nghìn năm qua: Số 1 là linh thú cao nhất của Việt Nam
Tây Du Ký 1986: Hé lộ danh tính 5 vị thần canh giữ Tôn Ngộ Không ở núi Ngũ Hành Sơn
CLIP: Báo đốm bị lợn rừng húc văng vì tội lề mề
3 nhà văn hiếm hoi ở Việt Nam đều mang hàm Thiếu tướng, 1 người từng bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh