Bí ẩn "cổng địa ngục" 2.000 năm tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ và lời nguyền mọi sinh vật đi qua đều bỏ mạng
Tìm thấy chất lạ, khí gây cười trong chất thải, bí ẩn nguồn gốc chim cánh cụt / Quái vật lai gấu và linh cẩu bí ẩn ở châu Phi
Dù có bằng chứng thực tế rằng những con chim đã tử nạn sau khi đi qua "cổng địa ngục", song hàng năm vẫn có vô số du khách kéo nhau đến tham quan di tích nguy hiểm này. Sự tò mò đã khiến cánh cổng vòm bằng đá này trở nên nổi tiếng khắp thế giới, vậy bí mật ẩn chứa bên trong nó là gì?
Nhiều người từng nghĩ "cổng địa ngục" chỉ là sản phẩm từ trí tưởng tượng, nhưng sau khi được chứng kiến cảnh các loài động vật, chim, thú đi vào hang đều lăn ra chết thì ai cũng bất ngờ.
"Cổng địa ngục" mang đến chết chóc ở tàn tích cổ thị Hierapolis (Thổ Nhĩ Kỳ)
Cánh cổng này thực chất là một hang động bằng đá, được gọi là "Plutonium" theo tên gọi của Pluto - vị thần cai quản địa ngục trong thần thoại Hy Lạp. Người ta đồn rằng trong hang có "hơi thở chết chóc" vô hình, tiêu diệt toàn bộ sinh vật ở trong phạm vi hang động, tuy nhiên điều lạ lùng là những cha xứ đem các con vật vào hang tế lễ đều sống sót hết.
Vô số lời đồn đại và chuyện tâm linh kỳ bí được thêu dệt xung quanh "cổng địa ngục". Pliny the Elder - nhà sử học người La Mã cổ miêu tả hiện tượng này là "công việc của Charon" - người lái đò đưa các linh hồn vượt dòng sông Acheron xuống địa ngục theo thần thoại Hy Lạp.
Tuy nhiên sau 2 thiên niên kỷ, các nhà khoa học hiện đại đã tìm được lời giải thích cho cánh cổng bí ẩn trên và kết luận nó không phải là hiện tượng siêu nhiên, mà là một hiện tượng khoa học đặc biệt. Giáo sư Hardy Pfanz, từ Đại học Duisburg-Essen (Đức) đã tiết lộ những nghiên cứu gần đây cho thấy nồng độ khí CO2 tại khu vực này cao bất thường. Ông tin rằng những ngôi đền trong thành phố cổ Hierapolis nằm trên một mạch khí độc rò rỉ qua những kẽ hở của khe nứt Babadag trên vỏ Trái Đất.
Ảnh chụp bằng chứng cho thấy xác chim, thú chết ở "cổng địa ngục".
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN, Pfanz giải thích: "Các vấn đề xảy ra đối với động vật có vú (bao gồm con người) bắt đầu từ mốc 5%. Khi tiếp xúc với liều lượng 7% trong khoảng thời gian dài, các loài động vật sẽ có các triệu chứng như đổ mồ hôi, chóng mặt, nhịp tim tăng... Số phần trăm CO2 cao hơn nữa thì gây ra tình trạng ngạt thở do thiếu oxy, không có oxy chứa trong máu chuyển lên tế bào não hoặc các bộ phận cơ thể".
Chính vì vậy những con vật đi vào trong hang không còn kết cục nào khác ngoài cái chết. Trong thời gian nghiên cứu, đội của Pfanz đã tìm thấy một vài con chim, chuột và hơn 70 con bọ cánh cứng chết trong hang. Bên cạnh đó, nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí khảo cổ học và nhân chủng học Springer Link có viết: "Trong một hang động dưới đền thờ thần Pluto, nồng độ khí CO2 lên đến 91%. Khí này vẫn tập trung phát ra tại một khu vực, giết chết côn trùng, chim chóc và những loài động vật có vú".
Giáo sư khảo cổ Francesco D’Andria cũng trả lời trên kênh Discovery News: "Chúng tôi tìm thấy những cổ vật gây chết người trong quá trình khai quật. Nhiều con chim bay đến gần phần vòm cửa ấm áp để trú ngụ đã chết bởi khí CO2".
Quang cảnh tàn tích thành phố cổ trên ngọn đồi thơ mộng, và ở góc bên phải chính là "cổng địa ngục" Pluto.
Riêng trường hợp các cha xứ vào "cổng địa ngục" đều sống sót thì nhóm nghiên cứu của Pfanz cho rằng nguyên nhân là do chiều cao. Khí CO2 nặng hơn O2 nên tầng khí này ở sát mặt đất. Khi người và các loài động vật khác đi vào hang, do con người cao hơn nên phần mũi tiếp xúc của con người với tầng khí CO2 bay ở dưới cũng xa hơn. Trong khi đó, phần mũi của các loài vật ở tầm thấp nên chúng dễ bị ngạt CO2. Lượng khí độc cao đột ngột khiến chúng đột tử.
Như vậy, "cổng địa ngục" thực chất là nơi ẩn giấu hiện tượng khoa học khá nguy hiểm. Tuy vậy, thành phố cổ Hierapolis vẫn trở thành một trong những tụ điểm thu hút hàng ngàn khách du lịch không chỉ vì hang động Plutonium mà còn do nơi đây có suối nước nóng. Nếu có dịp được tham quan địa danh này thì bạn hãy nhớ chú ý an toàn nhé!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách