Khám phá

Bí ẩn đằng sau việc tên người thời Tam Quốc chỉ có 2 chữ, hóa ra mang hàm ý cực kỳ sâu xa

Lưu Bị, Tào Tháo, Quan Vũ, Lữ Bố… hầu hết tên người thời Tam Quốc đều chỉ có 2 chữ. Lý do phía sau quy định đặt tên đầy nghiêm ngặt này là gì.

Cao nhân luôn ẩn mình thời Tam Quốc, vừa nhìn đã biết Lưu Bị ắt vong, Gia Cát Lượng ắt thảm / 2 đạo xử thế từ Tam Quốc: Nhìn kết cục 1 trời 1 vực của Khổng Minh, Tuân Úc là đủ hiểu!

Khác với thời hiện đại ngày nay, Trung Quốc thời nhà Hán và Tam Quốc hầu hết đều đặt tên theo từ đơn, chỉ có 2 chữ gồm họ và tên. Chẳng hạn Tào Tháo thì tên đơn sẽ là Tháo, Lưu Bị tên đơn sẽ là Bị, Quan Vũ tên đơn là Vũ, Lữ Bố tên đơn là Bố. Những cái tên kép rất hiếm khi xuất hiện thời đó. Tại sao lại có cấu trúc đặt tên kỳ lạ này?

ten-thoi-tam-quoc-1

Ảnh minh họa

Ngược dòng lịch sử, nguồn cơn xuất phát từ Vương Mãng, một quyền thần thời nhà Hán, sau này là hoàng đế duy nhất của nhà Tân. Ông là người khiến giai đoạn nhà Hán bị gián đoạn trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.

Sử chép rằng cuối thời Tây Hán, Vương Mãng giành chính quyền và áp dụng “thần học mục đích luận” của Đổng Trọng Thư. Vị vua này đẩy mạnh mê tín, phục cổ, thực hiện hàng loạt cải cách hành chính và tên người cũng nằm trong số đó.

Vương Mãng rất chú trọng đến tên người. Ông phát động đổi tên trên toàn lãnh thổ. Đầu tiên là các quan lại cấp trung ương, sau đó đến các địa danh. Thậm chí, sau này Hung Nô đổi thành Giáng Nô, Thiền Vu đổi thành Phục Vu. Vương Mãng vô cùng tự hào về dòng tộc họ Vương của mình nên đã ban họ này cho Hoàng tộc họ Lưu cùng bộ hạ có công.

ten-thoi-tam-quoc-2

Những cải cách về tên họ của Vương Mãng có 3 yếu tố chính:

 

Một là, tên người trước thời Vương Mãng không bị hạn chế, vẫn tồn tại tên kép.

Hai là, Vương Mãng sau khi lên ngôi đã ban lệnh bỏ đi một chữ trong tên kép, không cho người dân thời bấy giờ đặt tên kép.

Ba là, sau khi trở thành tội phạm, việc phục hồi tên kép như cũ được xem như một kiểu trừng phạt, sỉ nhục và tước bỏ quyền lợi bình thường.

ten-thoi-tam-quoc-3

Sau pháp lệnh của Vương Mãng, người thời đó dần có thói quen đặt tên đơn. Dù sau này mọi chuyện qua đi, nhà Tân sụp đổ, nó vẫn là thói quen khó bỏ ở Trung Quốc. Người ta quan niệm việc đặt tên kép không mấy vẻ vang.

 

Nếu ở thời hiện đại, tên đơn thường dễ gây trùng lặp thì thời đó dân số Trung Quốc vẫn còn ít, chuyện tên đơn không ảnh hưởng gì đến xã hội. Bởi vậy mà nó duy trì mãi đến thời Tam Quốc.

Ngoài ra, một yếu tố giúp việc đặt tên đơn được chấp nhận và duy trì lâu là bởi trường hợp kị húy. Ví dụ như cháu của Hán Vũ đế là Lưu Bệnh Dĩ (tên kép). Nhưng sau khi nối ngôi đã đổi thành Lưu Tuân vì hai từ Bệnh Dĩ đã quá phổ biến.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm