Khám phá

Phát hiện sai khác trên bia mộ danh tướng Tam Quốc, chuyên gia kinh ngạc: La Quán Trung bịa chuyện để rửa hận cho Quan Vũ?

Không chỉ Chu Nhiên, những người từng hại Quan Vũ như My Phương, Phó Sĩ Nhân, Mã Trung đều được La Quán Trung "cải biên" cho một cái chết khác.

Sự thật chấn động mà La Quán Trung cố ý chối bỏ trong Tam Quốc Diễn Nghĩa : Trương Phi là cháu rể… Tào Tháo / Đỉnh cao NHẪN trong trí tuệ Tam Quốc: Mài kiếm 20 năm dụng 1 lần để định đoạt thiên hạ trong tay, người đại nhẫn ắt làm nên đại sự!

Danh tướng Chu Nhiên

Chu Nhiên (189 - 249) - một danh tướng lừng danh của nước Đông Ngô thời Tam Quốc, là bạn thuở thiếu thời của Đông Ngô Đại Đế - Tôn Quyền. Ông vốn không có nhiều chiến công, chủ yếu được biết đến trong việc hỗ trợ truy bắt và giết chết hổ tướng Quan Vũ.

Năm 222, Lưu Nhiên chết dưới lưỡi đao của danh tướng Triệu Vân trong khi truy đuổi Lưu Bị - Đây vốn là cái chết của ông dưới ngòi bút của tác giả La Quán Trung trong bộ tiểu thuyết nổi tiếng "Tam Quốc diễn nghĩa". Thế nhưng sự thật về cái chết của Chu Nhiên chỉ mới được tiết lộ gần đây khi đội khảo cổ khai quật lăng mộ của ông!

Phát hiện sai khác trên bia mộ danh tướng Tam Quốc, chuyên gia kinh ngạc: La Quán Trung bịa chuyện để rửa hận cho Quan Vũ? - Ảnh 1.

Lăng mộ của danh tướng Chu Nhiên hiện đang được bảo tồn và địa điểm cho du khách tham quan. Hình ảnh: Sohu

Năm 1984, trong quá trình xây dựng nhà máy dệt, các công nhân tình cờ phát hiện ra một ngôi mộ cổ tại một ngôi làng ở Mã An Sơn, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Diện tích khu lăng mộ này là khá lớn và có dấu vết của sự tàn phá do con người gây ra.

Phát hiện sai khác trên bia mộ danh tướng Tam Quốc, chuyên gia kinh ngạc: La Quán Trung bịa chuyện để rửa hận cho Quan Vũ? - Ảnh 2.

Di vật được tìm thấy trong lăng mộ danh tướng Chu Nhiên. Hình ảnh: Sina

Sau quá trình nghiên cứu, các chuyên gia khẳng định ngôi mộ này đã hơn 1.700 năm tuổi và có từ thời Tam Quốc. Dựa vào hơn 140 di vật toàn bộ là đồ thủ công bằng gỗ sơn mài và tấm văn bia được tìm thấy trong lăng mộ, họ xác định chủ nhân ngôi mộ chính là Chu Nhiên – danh tướng nước Đông Ngô thời Tam Quốc.

Phát hiện chấn động

Trong tiểu thuyết lừng danh của La Quán Trung, danh tướng Chu Nhiên truy đuổi theo Lưu Bị trong trận Di Lăng (năm 222) và bị hổ tướng Triệu Vân đâm chết.

Thế nhưng theo ghi chép được tìm thấy trong lăng mộ, người ta phát hiện ra rằng sự kiện này hoàn toàn không có thật, tác giả La Quán Trung chỉ có ý muốn "trả thù" giùm cho Quan Vũ nên đã hư cấu nên cái chết của những người đã hại Quan Vũ, như: My Phương, Phó Sĩ Nhân, Mã Trung, Phan Chương, Chu Nhiên...

 

Theo ghi chép lịch sử, năm 245, Lục Tốn qua đời, Chu Nhiên tiếp quản chức vụ Đại Đô Đốc nước Đông Ngô và qua đời 4 năm sau đó. Sự thật là Chu Nhiên mất vì một cơn bạo bệnh, tức là 20 năm sau khi Triệu Vân qua đời (năm 229).

Như vậy Triệu Vân không hề giết chết đại đô đốc Đông Ngô Chu Nhiên và Chu Nhiên cũng không qua đời do bị sát hại. Thậm chí đám tang của danh tướng Chu Nhiên được tổ chức rất hoành tráng, được cho là lớn thứ 3 chỉ sau tướng Lã Mông và Lăng Thống.

Phát hiện sai khác trên bia mộ danh tướng Tam Quốc, chuyên gia kinh ngạc: La Quán Trung bịa chuyện để rửa hận cho Quan Vũ? - Ảnh 4.

Danh tướng Chu Nhiên trên phim ảnh. Hình ảnh: Internet

Lúc này đội khảo cổ mới ngỡ ngàng: "Hóa ra lâu nay chúng ta vẫn bị La Quán Trung lừa".

Ngoài phát hiện này, các chuyên gia còn tìm thấy một di vật kỳ lạ trong lăng mộ của Chu Nhiên. Đó là một đôi guốc gỗ ngả màu vàng, đã bị hư hỏng nhiều chỗ do quá lâu đời. Sau khi nghiên cứu, các nhà khảo cổ học xác định đôi guốc này có hình dáng đặc biệt giống với loại guốc gỗ geta - biểu tượng của đất nước Nhật Bản.

 

Phát hiện sai khác trên bia mộ danh tướng Tam Quốc, chuyên gia kinh ngạc: La Quán Trung bịa chuyện để rửa hận cho Quan Vũ? - Ảnh 5.

Đôi guốc gỗ sau khi được khôi phục được tìm thấy trong lăng mộ Chu Nhiên. Hình ảnh: Baidu

Điều này khiến cho các chuyên gia vô cùng bất ngờ vì hóa ra ở Trung Quốc cổ đại, từ 1.700 năm trước con người đã có thói quen sử dụng guốc gỗ. Và danh tướng Chu Nhiên hẳn cũng rất thích đi guốc gỗ nên nó mới trở thành vật tùy táng trong lăng mộ của ông.

Hiện nay, đôi guốc gỗ này là một di vật văn hóa quý hiếm được đặt ở Bảo tàng tỉnh An Huy và nó đã giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu văn hóa của đất nước tỷ dân. Bởi từ trước đến nay, những ghi chép về đời sống và văn hóa thời Tam Quốc vốn rất ít ỏi do ở thời điểm đó chiến tranh loạn lạc xảy ra liên miên nên các sử gia chỉ tập trung vào việc ghi chép quân sự.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm