Khám phá

Bí ẩn đáng sợ về ngôi làng chỉ cần ra ngoài 1 phút là có thể mất mạng

Đó là ngôi làng Oymyakon, miền Đông Bắc của Nga - cao 750m so với mực nước biển, là vùng đất có dân cư sinh sống lạnh nhất trên hành tinh.

Chiêm ngưỡng bộ ảnh 'gây sốt' khi chụp 'ngôi làng của những chú chuột' / Điều ít biết về ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam

Ngôi làng Oymyakon nằm ​​dọc theo sông Indigirka, là một ngôi làng thuộc huyện Oymyakonsky, cộng hòa Sakha, Nga. Do chỉ cách vòng Cực Bắc 350km nên Oymyakon vô cùng lạnh lẽo, đặc biệt là vào mùa Đông.

Nhiệt độ kỉ lục ở đây được đo là - 71,2 độ C và mùa Đông nhiệt độ trung bình từ - 40 đến -50 độ C. Mùa Hè nhiệt độ có tăng đáng kể nhưng thời gian lại quá ngắn.

Ngôi làng lạnh nhất hành tinh thuộc miền Đông Bắc nước Nga. Ảnh: VnExpress
Ngôi làng Oymyakon lạnh nhất hành tinh thuộc miền Đông Bắc nước Nga. Ảnh: VnExpress

Nơi này ngoài người Nga sinh sống còn có nhiều dân tộc thiểu số khác. Dù có thể bị chết ngay nếu ra ngoài mà không mặc đủ quần áo và đồ bảo hộ, ngôi làng vẫn là nơi sinh sống của gần 800 người.

Làng chỉ có một ngôi trường và chỉ khi nhiệt độ ngoài trời xuống tới -52 độ C học sinh mới được nghỉ học. Hệ thống ống nước cùng các nhà vệ sinh chỉ mới được lắp đặt tại trường học vào năm 2008.

 Ngôi làng này quanh năm lạnh giá khiến mọi thứ đều có thể đóng băng. Ảnh: Vietnamnet
Ngôi làng này quanh năm lạnh giá khiến mọi thứ đều có thể đóng băng. Ảnh: Vietnamnet

Tất cả các thiết bị công nghệ không thể hoạt động trong môi trường khắc nghiệt của Oymyakon, vì thế không hề có dịch vụ viễn thông, hầu hết các loại xe ô tô, xe tải đều vô dụng tại đây. Mực viết bị đông cứng, các loại pin đều chỉ dùng được trong một thời gian rất ngắn. Trước kia có rất ít ảnh về ngôi làng này vì máy ảnh và phim chụp đều sẽ hỏng ngay nếu đem ra ngoài trời.

 Nhiệt độ của ngôi làng này có lúc xuống tới -70 độ c. Ảnh: Vietnamnet
Nhiệt độ của ngôi làng này có lúc xuống tới -70 độ c.

Đặc biệt, do nền đất bị đóng băng quanh năm nên việc đào huyệt cũng là một công việc vô cùng khó khăn và tốn công sức. Do đó trước đây người dân đã chuyển từ địa táng sang cây táng như người Tây Tạng, tuy nhiên điều này đã bị chính quyền yêu cầu từ bỏ. Vì thế, họ phải dùng gỗ và than đốt làm tan băng giá trên đất để đào từng vài cm một. Quá trình này lặp đi lặp lại cho đến khi cái hố đạt được độ sâu cần thiết mới thôi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm