Khám phá ngôi làng nằm dưới lòng đất, mùa hè không cần điều hòa
Giếng cổ Hà Nội - Nét đẹp văn hóa cần được bảo tồn / Choáng ngợp trước những cánh đồng hoa hướng dương trên khắp thế giới
Từ hơn 4.000 năm trước, tại cao nguyên Hoàng Thổ (Trung Quốc), người dân đã sinh sống trong những ngôi nhà dạng hang có tên yaodong. Một số được đào vào vách núi đồi, số khác được đào sâu xuống dưới theo chiều thẳng đứng, tạo thành sân kiểu giếng trời, trước khi đào sang ngang để tạo ra các gian phòng. Ảnh: Shutterstock. |
Đây là kiểu nhà hang hiếm gặp trên thế giới và được Trung Quốc công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể. Các gia đình thường mất khoảng 2-3 năm đào sâu xuống lòng đất (khoảng 6-7 m) và xây dựng một căn nhà. Những căn nhà này có thể tồn tại tới hàng trăm năm. Ảnh: Shutterstock. |
Làng Remma và Miaoshang ở Thiện Huyện, Tam Môn Hiệp có các yaodong đã hơn 200 năm tuổi và là nơi sinh sống của 6 thế hệ. Đặc biệt, một khu nhà lớn còn có đường thông với nhau, được tạo theo hình trận đồ bát quái. Ảnh: Telegraph. |
Thông thường, các bậc thầy phong thủy sẽ được mời đến để phác thảo trước kích cỡ và hình dạng của sân giữa, cũng như nơi bố trí các phòng, khu vực mở thông với không khí. Kiến trúc yaodong được ưu tiên cân bằng các yếu tố âm dương. Ảnh: Shutterstock. |
Nhà yaodong tại Thiện Huyện được xem là sự hòa hợp tuyệt vời giữa con người và môi trường tự nhiên, đem lại không gian sống lý tưởng, ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè, với chi phí xây dựng thấp. Ảnh: Travelstory. |
Mỗi khu nhà có nhà tắm, nhà vệ sinh, phòng khách và phòng ngủ riêng, thậm chí còn có khu chăn nuôi và nhà kho riêng. Ảnh: Architectureontheroad.
|
Lối vào nhà thường là đường hầm dài khoảng 10 m. Ảnh: Chinadaily. |
Thông thường, mỗi sân có một loại lò đặc biệt với 7 bếp riêng biệt. Củi được đốt cháy ở một bên lò và hơi nóng tỏa ra 7 bếp với nhiệt lượng khác nhau. Ảnh: Easychinatour. |
Nhờ đó, đầu bếp có thể làm nhiều món cùng lúc, từ xào, rán, hấp đến hầm... Ảnh: Easychinatour. |
Ngày nay, người dân địa phương giàu có hơn và cải tạo nhà của mình cho thoải mái, tiện nghi hơn. Tuy nhiên, nhiều nhà bị bỏ hoang và đã đổ nát, khi những người trẻ tuổi rời làng để tìm kiếm công việc và điều kiện sống tốt hơn. Ảnh: Architectureontheroad. |
Để bảo vệ di sản văn hóa này, chính quyền địa phương đã cải tạo các căn nhà bỏ hoang, biến chúng thành điểm tham quan hút khách. Ảnh: NYPost.
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hố vàng lớn nhất thế giới? Với bán kính 200 km2, nó chứa hơn một nửa số vàng của thế giới
Người Việt duy nhất trên thế giới làm tướng của 2 quốc gia, được đặt tên đường ở cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Nhà bác học duy nhất Việt Nam thông thạo 26 thứ tiếng ở tuổi 25: Được đặt tên cho đường, trường học
Tứ đại gia được mệnh danh ‘tỷ phú’ giàu có bậc nhất Việt Nam thời xưa: Là ‘ông tổ’ của loạt nghành nghề
Khi nào gọi là ‘Vua’, khi nào là ‘Hoàng đế’: 99% học sinh giỏi Sử cũng không biết điều này
Dòng sông dài hơn 40km cắt đôi 2 khu rừng của Việt Nam được xếp loại quý hiếm bậc nhất trên thế giới