Bí ẩn dòng sông mà bất kỳ ai chạm vào sẽ bị luộc chín
Bí ẩn 'tóc thiên thần' từ trên trời rơi xuống khiến người dân sợ hãi / Bí ẩn câu chuyện 'người và cá' thân thiết với nhau hơn 25 năm ở Nhật Bản
Những nguồn nước nóng tự nhiên không phải điều mới mẻ. Suối địa nhiệt có mặt ở khắp nơi trên thế giới như Iceland và Yosemite, Mỹ. Các dòng suối kiểu này luôn nằm gần núi lửa, nhưng sông nước sôi ở Peru cách trung tâm núi lửa gần nhất hơn 700 km.
Trong tiếng địa phương, con sông mang tên Shanay-timpishka, có nghĩa "sôi sục với hơi nóng Mặt Trời". "Điều lý thú nhất là kích thước của con sông. Sau cùng, không nhất thiết phải có một ngọn núi lửa để suối nước nóng hình thành, nhưng khi không có núi lửa ở gần, những dòng suối thường không lớn đến mức này", Ruzo nhận xét.
Sông nước sôi dài 6,24km và có nhiệt độ trung bình 86˚C. Do phần lớn lòng sông rộng hơn một con đường hai làn, lượng nhiệt cần thiết để đun nóng toàn bộ thể tích nước đến nhiệt độ cao như vậy phải ở mức vô cùng lớn.
Dòng sông rộng khoảng 25 m và sâu 6 m, nhưng chỉ kéo dài 6,4 km. Nhiệt độ nước dao động từ 50 đến 90 độ C, có khúc nóng tới 100 độ C, đủ nóng để khiến bất cứ ai chạm vào dù chỉ trong vài giây sẽ bị bỏng cấp độ 3. Nhiều thú hoang không may rơi xuống đây đều chết bỏng trước khi kịp bơi qua sông, và chúng sẽ bị luộc chín.
Một câu hỏi lớn là lượng nhiệt của dòng sông bắt nguồn từ đâu. Phân tích hóa học do Ruzo tiến hành chỉ ra nước sông đến từ những cơn mưa. Sau khi rơi xuống, nhiều khả năng nước mưa thấm sâu xuống lòng đất, nơi nó được nung nóng bởi địa nhiệt của Trái Đất, trước khi chảy vào vùng rừng Amazon. Nói cách khác, dòng sông là một phần của hệ thống thủy nhiệt khổng lồ.
Ruzo chia sẻ trước khi tiếp cận dòng sông, anh nghi ngờ nó có thể do một giếng dầu hoặc khí gas gây ra. Dù Ruzo đã có kết luận sau nghiên cứu, anh quyết định đẩy lùi ngày công bố cho đến khi chính phủ Peru có biện pháp bảo vệ dòng sông trước những đối tượng khai thác trái phép.
Hàng năm, chỉ một số ít khách du lịch đến Mayantuyacu để trị liệu bằng phương pháp y học cổ truyền của người dân Asháninka. Ngoại trừ một vài tài liệu tham khảo vô danh trong tạp chí dầu khí từ những năm 1930, không có tài liệu khoa học nào nói về sự tồn tại của dòng sông.
Bằng cách nào đó, kỳ quan thiên nhiên này đã ẩn mình khéo léo khỏi sự quảng bá rộng rãi trong hàng chục năm qua. Đối với hầu hết người Peru, dòng sông chỉ là một huyền thoại. Nhiều nhà địa chất bác bỏ sự tồn tại của nó bởi họ cho rằng cần một lượng địa nhiệt khổng lồ để đun sôi dù chỉ một phần nhỏ của con sông, mà lưu vực sông Amazon nằm cách núi lửa hoạt động gần nhất tới hơn 600 km.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?