Khám phá

Những hòn đá biết ‘đẻ con’ khiến giới khoa học 'đau đầu'

Tại miền Trung và Nam Romania đã tồn tại những hòn đá kỳ lạ mang tên Trovanty mà theo người dân địa phương nơi đây thì chúng không chỉ lớn lên mà còn biết “sinh con đẻ cái”.

Rùng rợn thị trấn mà số ngôi mộ còn nhiều hơn số người còn sống / 'Thành phố hoàng kim' ở Trung Quốc vàng nhiều đến mức chưa khai thác hết

Theo các nhà khoa học, các hòn đá Trovanty có hình tròn hoặc hình dạng thuôn, không có các gờ sắc nhọn. Sau cơn mưa, người ta bắt đầu thấy những điều dị thường xảy ra với những hòn đá này: Chúng lớn lên và gia tăng kích cỡ giống như nấm.

Mỗi hòn đá Trovanty có kích thước 6 - 8mm, nặng vài gram cuối cùng có thể phát triển tới chiều dài 6 - 10 mét, trọng lượng hơn 1 tấn. Những hòn đá trẻ sẽ tăng trưởng nhanh hơn, do sự trưởng thành làm chậm lại quá trình lớn lên của đá Trovanty.

Những hòn đá biết đẻ sau những cơn mưa. Ảnh: VnExpress
Những hòn đá biết đẻ sau những cơn mưa. Ảnh: Vietnamnet/WeirdNews, TourismLand

Cấu trúc bên trong của các hòn đá Trovanty cũng vô cùng dị thường. Nếu xẻ đôi hòn đá, bạn có thể nhìn thấy nhiều vòng tuổi bao quanh một lõi đặc nhỏ, giống như ở một cái cây bị cưa đôi thân.

Tuy nhiên, đá Trovanty có một đặc điểm khiến các nhà địa chất học không thể lí giải được là khả năng "sinh sản". Quá trình này diễn ra như sau: Sau khi bề mặt của hòn đá bị ẩm ướt, nó sẽ xuất hiện một chỗ phình nhỏ. Theo thời gian, chỗ phình sẽ phát triển không ngừng thành hòn đá mới. Khi trọng lượng của hòn đá mới đủ lớn, nó sẽ tách ra khỏi "đá mẹ".

Bên trong hòn đá mới cũng tồn tại nhân và đây là bí ẩn chính đối với các nhà khoa học. Nếu sự phát triển của một hòn đá Trovanty có thể được lý giải bằng cách nào đó, thì từ góc độ khoa học, quá trình phân chia lõi cứng đã không tuân thủ bất kỳ logic nào. Chính điều này khiến người dân địa phương cảm thấy sợ mỗi khi trời mưa.

Ngoài ra, cũng giống như những hòn đá lăn nổi tiếng của Thung lũng chết, các hòn đá Trovanty thường dịch chuyển từ nơi này tới nơi khác, ngay cả khi đã được đưa về bên trong nhà của người dân.

Cho tới nay có rất nhiều giả thuyết, một số mang tính khoa học và một số có vẻ thần bí, nhằm cố lí giải nguồn gốc và hành vi kỳ lạ của đá Trovanty. Theo một số nhà khoa học, những hòn đá đặc biệt này có thể ra đời từ các trận động đất xảy ra cách đây khoảng 6 triệu năm. Chúng được tin là chứa một hàm lượng khoáng chất cao dưới lớp bề mặt, và khi bề mặt bị ẩm ướt, các khoáng chất bắt đầu giãn nở và gây sức ép khiến cát phình to. Điều này khiến các hòn đá lớn lên.

 

Tương tự, tại khu tự trị dân tộc Miêu (Trung Quốc) có một nơi mà cảnh quan cực kỳ độc đáo đó là những hòn đá biết “đẻ trứng”.

Tại “Sản Đản Nhai” (vách núi đẻ trứng) ở khu tự trị dân tộc Miêu ở Ba Đô, Quý Châu cứ 10 năm lại xuất hiện thêm một vài hòn đá giống hệt trứng khủng long. Sự xuất hiện kỳ lạ này khiến người dân địa phương ở đây gọi là “đá biết đẻ trứng”. “Sản Tan Nhai” dài chừng 20 m, cao 6 m, bề mặt gồ ghề.

Có hàng trăm quả “trứng đá” xuất hiện dọc các vách đá với đường kính 30-60 cm, quả nặng nhất lên tới 300 kg.Hiện vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân hình thành của “Sản Đản Nhai”. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, chúng được hình thành cách đây 500 triệu năm, do canxi cacbonat dưới tác động của hóa chất cụ thể dần dần tập hợp lại với nhau thành những kết thể rắn.

Cùng với sự chuyển động địa chất hàng trăm triệu năm, những “quả trứng” này sẽ dần dần xuất hiện lên bề mặt. Cuối cùng là dưới tác động của thời tiết và nước xói mòn, chúng sẽ dần dần từ vách đá rơi xuống.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm