Khám phá

Bí ẩn ‘Hồ tử thần’ nơi tạo ra những xác ướp hoàn hảo

Vùng hồ tử thần Natron ở Tanzania có thể khiến động vật chết ngay lập tức sau khi tiếp xúc với nước hồ, cũng chính chất độc hại trong hồ lại trở thành chất ướp xác hoàn hảo cho những con vật xấu số chết tại đây.

Bí ẩn gây sốc của 'thuỷ quái 1 sừng' lần đầu được tiết lộ / Bí ẩn xác mèo khô hơn 30 năm không phân huỷ trên mái nhà

Nằm ở phía Bắc Tanzania, Natron không khác gì hồ tử thần trên trái đất. Nguyên nhân của hiện tượng hiếm thấy này là nồng độ kiềm trong hồ quá cao khiến cho những loài vật không may sảy chân rớt xuống hồ bị phân hủy và vôi hóa. Khi mực nước hồ hạ thấp, các xác động vật dạt vào bờ, trên mình phủ một lớp muối. Với mặt hồ rộng lớn và sáng như gương, không khó để hình dung vì sao những con vật nhỏ kém may mắn trượt chân sa mình xuống hồ, báo VnExpress cho hay.

“Thủ phạm” gây ra hiện tượng trên hồ Natron là ngọn núi lửa một triệu năm tuổi Ol Doinyo Lengai ở phía nam hồ Natron. Dung nham từ ngọn núi chảy xuống mang theo lượng muối khoáng đặc biệt khác với muối trong nước biển thông thường.

Nhiều sinh vật chết ngay tức khắc chỉ khi mới chạm vào nước hồ tử thần

Nhiều sinh vật chết ngay tức khắc chỉ khi mới chạm vào nước hồ tử thần. Ảnh Nickbrandt.com

Vùng hồ có nhiệt độ lên tới 60 độ C va độ pH đến 10,5 sẽ đốt cháy da và mắt của các sinh vật không thích ứng được với nó. Bên cạnh đó, nước hóa kiềm là do lượng sodium carbonate và các khoáng chất khác đổ xuống hồ từ những đồi xung quanh. Và lượng trầm tích sodium carbonate, từng được dùng để ướp xác vào thời Ai Cập cổ, cũng biến thành hóa chất giữ xác hiệu quả cho những con vật thiệt mạng vì nhiễm nước hồ. Chất soda và muối trong nước khiến các sinh vật xấu số bị hóa vôi và giữ nguyên hình dạng bất động sau khi nước bay hơi hết.

Tuy nhiên, khu vực tử thần này vẫn là nơi sinh sống cho một số loài thích ứng được như: Một vài loại tảo, vi khuẩn đặc hữu và chim hồng hạc. Theo Thanh Niên, đây là khu vực sinh sản thường xuyên của khoảng 2,5 triệu con hồng hạc. Trong mùa giao phối, hồng hạc, tên khoa học là Phoenicopterus minor, sử dụng vùng hồ cạn này làm nơi sinh sản chính tại châu u, tổ của chúng được xây trên các hòn đảo nhỏ nổi lên giữa hồ trong mùa khô.

Xác động vật tại hồ tử thần được ướp một cách hoàn hảo

Xác động vật tại hồ tử thần được ướp một cách hoàn hảo. Ảnh Nickbrandt.com

Ngoài hiện tượng phân hủy động vật ghê rợn thì hồ Natron cũng mang một vẻ đẹp kỳ ảo với màu đỏ tươi như máu tạo bởi các loài vi khuẩn đặc biệt.

Natron là một trong hai hồ nhiễm kiềm ở Đông Phi, hồ còn lại là Bahi. Cả hai đều là hồ ở điểm cuối, tức không thoát nước ra sông hoặc biển, trong khi vẫn nhận nước từ các suối nước nóng và những con sông nhỏ. Đó là lý do nhiệt độ nước hồ đôi khi có thể đạt đến 60 độ C.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm