Khám phá

Phát hiện gây sốc về cách 'xử' mồi của loài trăn khổng lồ

Bằng các thử nghiệm thực tế, các nhà khoa học đã xác minh được cách giết mồi đáng ngạc nhiên của loài trăn khổng lồ Boa constrictor. Con mồi chết là do bị cắt đứt nguồn cung cấp máu chứ không phải do ngạt thở.

Cây độc: Hoa chuông tím có khả năng cứu người nhưng có thể giết người trong tích tắc / Trùm phát xít Hitler qua những bức ảnh tuyên truyền của Đức Quốc xã

Các nhà khoa học cuối cùng cũng khám phá ra cách giết chết con mồi của loài trăn khổng lồ Mỹ nhiệt đới Boa constrictor. Thực chất, con mồi chết không phải do ngạt thở.

Các nhà nghiên cứu tại đại học ở Pennsylvania tin rằng loài trăn này giết chết con mồi bằng cách cắt đứt nguồn cung cấp máu lên não và siết chặt chúng cho đến khi hệ thống tuần hoàn cơ bản thu hẹp lại và ngừng hoạt động.

Scott Boback, một nhà sinh thái học chuyên nghiên cứu động vật có xương sống tại Mỹ là trưởng nhóm nghiên cứu này. Ông cho biết việc cắt đứt nguồn cung cấp máu trong cơ thể con mồi là phương pháp hiệu quả hơn và an toàn hơn.

Nhóm của ông đã sử dụng những con chuột sống được gây mê để thử nghiệm lý thuyết này vào năm 1994. Con chuột được đưa gần đến miệng một con trăn háu đói. Con trăn sử dụng chiến lược cắn vào đầu con chuột sau đó nhanh chóng cuộn cơ thể mình xung quanh con mồi và siết chặt.

Loài trăn khổng lồ Boa constrictor có thể dài tới 4 mét và sống tới 30 năm. Ảnh News Discovery

Loài trăn khổng lồ Boa constrictor có thể dài tới 4 mét và sống tới 30 năm. Ảnh News Discovery

Bằng cách nối các ống thông mạch máu vào con chuột để đo huyết áp và đặt các điện cực vào ngực để đo hoạt động điện học của tim chuột, nhóm nghiên cứu đã xác định được thời điểm chính xác con mồi chết.

"Vì không được cung cấp máu nên tim con mồi sẽ không đủ sức chống lại áp lực. Do đó, nạn nhân sẽ ngất xỉu trong vài giây, sau đó các cơ quan quan trọng ngừng hoạt động vàcon mồi sẽ chết", ông Boback nói với National Geographic.

Trước đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng loài trăn sử dụng sức mạnh để bóp nghẹt con mồi đến chết nhưng với nghiên cứu mới này cho thấy việc thiếu máu (thiếu nguồn cung cấp máu đến các mô) nhiều khả năng là nguyên nhân chính trong quá trình "xử" con mồi.

Một khi việc cung cấp máu bị phá vỡ, các cơ quan như tim, não, và gan đều ngừng hoạt động bởi vì chúng không thể duy trì tốc độ trao đổi chất cần thiết. Điều này sẽ nhanh chóng khiến con mồi bỏ mạng.

 

Nghiên cứu này được nhiều nhà bảo tồn môi trường ủng hộ. Paul Rosolie, người dành cả thập kỷ qua để nghiên cứu về loài trăn anacondas nói rằng, phát hiện này rất có ý nghĩa vì các loài trăn hoang dã thường có khả năng tự vệ tương đối tốt so với con mồi.

Loài trăn Mỹ nhiệt đới có thể dài tới 4 mét và sống tới 30 năm. Chúng không có nọc độc, mà dùng răng sắc nhọn để giữ lấy con mồi, trong khi dùng cơ thể mình quấn lấy và siết chết nạn nhân.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm