Phát hiện loài động vật lưỡng cư lớn nhất thế giới
Những khoảnh khắc cực kỳ ‘khó đỡ’ của động vật hoang dã / Các nhà khoa học khám phá ra bí mật của loài động vật mạnh nhất trong lịch sử
Một con kỳ nhông sống tại sở thú London (Anh) từ những năm 1920 đã trở thành loài động vật lưỡng cư có kích thước lớn nhất thế giới.
Tờ Telegraph dẫn nguồn tin trên Tạp chí Ecology and Evolution cho biết con kỳ nhông được nuôi trong sở thú London trong suốt 20 năm và sau khi chết, xác của con vật được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên.
Các nhà khoa học đã phân tích 17 mẫu vật được lưu trữ tại bảo tàng và nhận thấy con vật này là một loài lưỡng cư mới, có kích thước lớn hơn họ hàng của nó. Đây là loại kỳ nhông khổng lồ ở miền Nam Trung Quốc.
Theo các nhà khoa học từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, loài kỳ nhông khổng lồ này có thể có chiều dài tới gần 2 mét và là loài lớn nhất trong số 8.000 động vật lưỡng cư còn sống hiện nay.
![]() |
Con kỳ nhông khổng lồ được coi là loài động vật lưỡng cư lớn nhất thế giới - Ảnh: SWNS
Phân tích các mẫu mô từ kỳ nhông hoang dã và các mẫu DNA, các nhà khoa học đã phân chia kỳ nhông khổng lồ thành 3 loài, mỗi loài có giống gene di truyền hoàn toàn khác nhau. Chúng từng sống tại các hệ thống sông và núi khác nhau trên khắp Trung Quốc, có nguồn gốc từ hơn 3 triệu năm trước.
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc đã được Liên minh quốc tế Bảo tồn thiên nhiên đưa vào danh sách cực kỳ nguy cấp. Hiện tượng khai thác quá mức đã dẫn đến việc kỳ nhông chỉ được tìm thấy tại 4 trong số 97 địa điểm trên khắp Trung Quốc.
Hiện sở thú London đang nuôi dưỡng 4 con kỳ nhông khổng lồ, sau khi giới chức phát hiện chúng bị buôn lậu sang Anh từ năm 2016.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'