Bí ẩn hòn đá nổi 'lềnh bềnh' trên mặt nước mà không chìm
Phát hiện thêm một xác ướp 1000 năm vẫn còn nguyên tóc, lông mi cong vút / "Xác sống" đe dọa Trái Đất ẩn mình dưới Bắc Băng Dương
Đá bọt là loại khoáng thạch có khả năng nổi trên mặt nước. Các nhà khoa học cho biết bên trong loại đá này có rất nhiều bong bóng khí, giúp giảm khối lượng riêng và tăng sức nổi cho chúng. Tuy nhiên, cách những khối đá bọt giữ được không khí, ngăn việc rò rỉ trong suốt nhiều năm chỉ mới được phát hiện ra.
Theo các nhà khoa học, bên trong loại đá bọt này có chứa rất nhiều bong bóng khí giúp tăng sức nổi cho chúng. Tuy nhiên, việc những tảng đá bọt có khả năng giữ được không khí và ngăn chặn được sự rò rỉ trong suốt nhiều năm thì chỉ mới được phát hiện ra.
Cụ thể, lớp bong bóng khí ở bên trong đá bọt được liên kết với nhau và có kích thước khá lớn. Điều này có nghĩa là nếu nước lọt vào dù chỉ một bóng khí cũng có thể làm cho đá bọt ngấm nước hoàn toàn và chìm. Nhưng một điều kỳ lạ khó hiểu là những cục đá bọt này lại có thể nổi lên mặt nước không lâu
Qua quá trình nghiên cứu nồng độ nước và bóng khí, các chuyên gia nhận thấy rằng quá trình "nhốt" bong bóng khí ở trong đá bọt là do sức căng bề mặt, tương tác hóa học giữa bề mặt nước và không khí ở trên nó.
Chính nhờ sức căng bề mặt của phần nước bên trong khối đá đã giúp cho chúng có thể chìm rồi lại nổi. Đây cũng chính là cơ chế giúp một số loài côn trùng nhỏ có thể nổi trên mặt nước mà không bị chìm.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra bí mật về cách nước tràn vào bóng khí khiến những khối đá bọt chìm xuống.Hiện tượng chìm hay nổi của đá bọt là do nồng độ không khí ở bên trong giãn nở trong điều kiện thời tiết ấm.
Theo Michael Manga, giáo sư tại Đại học UC Berkeley giải thích: "Có hai quy trình khác nhau, một là cho phép đá bọt nổi và thứ hai là làm cho chúng chìm xuống".
Nghiên cứu này có thể hé lộ cách những khối đá bọt khổng lồ hình thành. Một số tảng đá bọt có đường kính lên tới 1 m, trong khi thông thường chúng chỉ to bằng quả táo. Đá bọt hình thành khi núi lửa phun trào trên mặt đất hoặc dưới nước. Nham thạch nóng chảy gặp nước liền bị đông cứng lại rất nhanh, giữ lại nhiều bóng khí bên trong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 'Đi lạc' vào ổ ong bắp cày, rắn hổ mang chúa nhận cái kết tan xương nát thịt
CLIP: Sư tử trổ tài săn 'kẻ bố đời' rồi nhận cái kết khó tin
CLIP: Ỷ đông bắt nạt lửng mật, 3 con báo nhận ngay cái kết bẽ mặt
Việt Nam sở hữu loài cây hiếm có khó tìm nhất thế giới, nhiều người bản địa cũng chưa từng được thấy
Thanh bảo kiếm cõi âm mang 'lời nguyền chết chóc' của Hoàng đế Càn Long, mất 10 năm mới hoàn thành
CLIP: Cuộc đối đầu nảy lửa giữa hai con trâu rừng đực