Bí ẩn lăng mộ Alexander Đại đế
Bí ẩn về những người phụ nữ sinh con cho Hitler / Chiến dịch phá đập bóp nghẹt Đức quốc xã của Không quân Anh
“Con trai ta, hãy yêu cầu cho bản thân một vương quốc khác. Vùng đất ta để lại cho con là quá nhỏ”, đây là những lời mà người cha của Alexander Đại đế, Vua Phillip II đã nói với ông, theo The New Student’s Reference Work Volume I (tạm dịch: Công trình tham khảo cho học sinh tập I).
Việc chuẩn bị tang lễ của ông đã kéo dài hai năm, theo sau đó là một đám tang hoành tráng.
Ông lên ngôi vua khi mới 20 tuổi, sau khi cha ông bị sát hại tại đám cưới của chị gái ông vào năm 336 TCN. Trong vòng hai năm Alexander đã thống nhất Hy Lạp và bắt đầu cuộc chinh phạt đến Châu Á. Đế quốc Ba Tư nhanh chóng sụp đổ, và Ai Cập nối gót sau đó. Ở đó ông đã cho xây dựng thành phố Alexandria vĩ đại. Ông đã xâm chiếm và thiết lập các lục địa Macedonia ở Iran khi ông dẫn quân đến Ấn độ. Ông lật đổ miền bắc Ấn độ và thả vua Ấn độ là Porus.
Một bức họa của Alexander Đại đế (Ảnh: Internet)
Việc chuẩn bị tang lễ của ông kéo dài hai năm và theo sau đó là một đám tang hoành tráng. Ở vùng lãnh thổ xa xôi của thế giới cổ đại, quân đội của ông từ chối tiến sâu hơn, do đó Alexander đã cho quân quay trở lại. Trong hành trình trở về, ông lên kế hoạch những bước chuẩn bị ban đầu cho một chiến dịch đánh sang phía Tây, bao gồm thành Rome và Carthage. Tuy nhiên, ông lên cơn bệnh và qua đời tại thành Babylon vào ngày 10/7/323 TCN; hưởng thọ 32 tuổi.
Vậy, nơi an nghỉ cuối cùng của ông là ở đâu?
Điều đáng tiếc là, không ai biết chắc chắn. Tại một số thời điểm, Ptolemy, viên tướng dưới trướng Alexander và là vua tương lai của Ai Cập (305 TCN) nắm quyền bảo vệ thi thể của Alexander.
Tranh khảm tại Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia ở Naples, miêu tả Alexander Đại đế trong cuộc chiến vùng vịnh Issus. (Ảnh: Wikimedia) |
“Thi thể của Alexander đã được Ptolemy đưa đến Memphis. Dưới quyền Ptolemy, Ai cập đã thất thủ, nên thi thể của vị Đại đế lại được chuyển tới Alexandria vài năm sau đó, và ở nơi đó người dân vẫn tiếp tục thể hiện lòng tôn kính với ký ức và tên tuổi của ông”, theo nhà sử học thời La Mã cổ đại Curtius Rufus, trong cuốn “Lịch sử Alexander Đại đế”.
Năm 2008, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Pennsylvania State tuyên bố một ngôi mộ ở làng Vergina phía bắc Hy Lạp là thuộc về người anh trai cùng cha khác mẹ của Alexander Đại đế, theo hãng tin National Geographic News. Các hiện vật được phát hiện bao gồm một chiếc mũ chiến, một tấm khiên, và một vương miện bằng bạc mà các nhà nghiên cứu tin rằng có thể thuộc về chính vị Đại đế vì người anh trai của ông đã tuyên bố quyền sở hữu với những vật phẩm này sau khi ông mất.
Đế chế của Alexander đại đế trải dài từ Châu Âu, Châu Phi (Ai Cập), Trung Đông, sang đến tận khu vực Châu Á (Ấn Độ) |
Mùa thu năm 2014, các nhà khoa học xác nhận tại Bảo tàng Khảo cổ Thessaloniki rằng các mảnh xương được tìm thấy ở khu mộ hai khoang được thảo luận bên trên là thuộc về vua Phillip II, phụ thân của của Alexander Đại đế, theo trang Discovery News.
Cuộc tìm kiếm khu mộ của Alexander Đại đế vẫn tiếp tục. Nhưng, đáng buồn thay, nơi an nghỉ của ông đã thay đổi rất nhiều lần trong lịch sử và cảnh quan của thành phố cổ đại đã bị bao phủ, thay đổi, và thất lạc theo thời gian. Tuy nhiên, các di thể của gia đình ông cũng như các di vật mà ông có thể đã từng sử dụng trong cuộc sống đã được các nhà khoa học hiện đại biết đến, và điều này mang truyền thuyết tiến gần hơn với đời thực. Có lẽ một ngày nào đó nơi an nghỉ cuối cùng của ông sẽ được tìm thấy, và mọi người lại có thể ghé thăm và bày tỏ lòng kính trọng đến người đàn ông đã gần như cai trị cả thế giới.
Alexander Đại đế đến thăm ngôi mộ của Achilles, nhưng chúng ta không thể ghé thăm mộ của ông. Tác giả bức vẽ là Giovanni Paolo Panini. (Ảnh: Wikimedia) |
Một hậu duệ sau này của Ptolemy, Ptolemy Philopator, có thể đã chuyển thi thể của Alexander một lần nữa, đặt nó vào một lăng mộ tập thể với những bậc tiền nhân của dòng họ Ptolemy. Sự việc này có thể đã xảy ra khoảng giữa năm 222 và 205 TCN.
Một số vị hoàng đế La Mã được cho là đã đến thăm lăng mộ của Alexander. Octavian, hoàng đế tương lai Augustus, được ghi nhận là đã đến thăm lăng mộ vào năm 30 TCN, đã tỏ lòng kính trọng bằng những bông hoa và đặt một vương miện bằng vàng lên phần đầu xác ướp của vị Đại đế.
Chuyến thăm cuối cùng là của hoàng đế La Mã Caracalla vào năm 215 SCN. Từ đó trở đi, địa điểm của lăng mộ thứ ba đã thất lạc trong lịch sử.
Tìm kiếm lăng mộ
Rất nhiều tổ chức vẫn tiếp tục tìm kiếm khu lăng mộ thất lạc của Alexander. Một tổ chức như vậy là Trung tâm Khảo cổ Địa Trung Hải của Ba Lan. Tuy nhiên, tổ chức này đã trở thành đối tượng của một vụ tin tức giả trên Internet vào mùa hè năm ngoái, khi một số hãng tin trên mạng đưa tin rằng tổ chức này đã phát hiện được lăng mộ thất lạc ở vùng trung tâm thành phố Alexandria, trang Cairo Post cho hay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ