Bí ẩn lăng mộ từng bị Tào Tháo đột nhập: 72 con thuyền mới chở hết vàng bạc, châu báu!
Khi Quan Vũ bại trận, toàn bộ đại quân đều bỏ chạy, vậy vì sao Triệu Vân thất bại không ai rời đi? / Trương Phi chết uổng vì quát nạt binh sĩ và bài học sâu sắc cho hội công sở không biết kiềm chế cơn giận
Tào Tháo là chiến lược gia kiệt xuất vào cuối thời Đông Hán. Ông cũng chính là vị quân chủ đứng đầu của một trong ba thế lực chính trị mạnh nhất thời Tam Quốc.
Tào Tháo nổi tiếng là nhân vật quyền lực, tham vọng lớn. Để có thể nuôi đại quân đi chinh chiến khắp nơi, Tào Tháo, một người quyền cao chức trọng, cũng từng dấn thân vào con đường trộm mộ.
Để nuôi quân, Tào Tháo từng trộm nhiều ngôi mộ.
Trong buổi đầu xây dựng cơ nghiệp, Tào Tháo từng trộm nhiều ngôi mộ. Ông thậm chí còn sở hữu cả một đội quân chuyên đi trộm mộ. Không chỉ tiến hành các cuộc khai quật ở những ngôi mộ của triều đại trước, đội quân của Tào Tháo còn liều lĩnh tấn công cả lăng mộ của hoàng gia đương triều.
Trong số các vụ trộm mộ khét tiếng mà đội quân của Tào Tháo từng thực hiện, có một ngôi mộ của hoàng tộc nhà Hán chứa số kho báu khổng lồ, đủ để vị quân chủ của Tào Nguỵ nuôi cả đại quân trong 3 năm. Nhờ vậy, Tào Tháo có thể giải quyết được tình trạng thiếu thốn quân lương, vượt qua giai đoạn khó khăn trong buổi đầu lập nghiệp, đồng thời tạo nền tảng vững chắc để giúp ông xưng bá một phương sau này.
Rốt cục ai là chủ nhân của ngôi mộ có số của cải kếch xù?
Lăng mộ của chư hầu vương có kho báu khổng lồLăng mộ có chứa lượng vàng bạc, kho báu khổng lồ giúp Tào Tháo có thể nuôi quân trong 3 năm, chính là nơi yên nghỉ của Lương Hiếu Vương.
Tượng Lương Hiếu Vương.
Lương Hiếu Vương (184 TCN – 144 TCN), tên thật là Lưu Vũ, em ruột của Hán Cảnh Đế Lưu Khải. Ông cũng chính là chư hầu vương thứ ba của nước Đại, thứ ba của nước Hoài Dương và thứ năm của nước Lương. Đây là ba nước chư hầu thời nhà Hán.
Lương Hiếu Vương từng lập công lớn khi dẹp yên loạn bảy nước và trở thành chư hầu vương có thế lực nhất đương thời. Theo ghi chép trong sử sách, Lương Hiếu Vương sở hữu tới 40 thành trì, trở thành chư hầu vương có lãnh thổ lớn nhất vào lúc bấy giờ.
Khi Lương Hiếu Vương qua đời vào năm 144 TCN, việc chôn cất được tổ chức hết sức xa hoa. Thông thường, vào thời nhà Hán, tông thất hoàng gia thường thích mặc những bộ quần áo bằng vàng và ngọc vô cùng quý giá khi qua đời. Số lượng vàng bạc, châu báu khác bồi táng trong mộ cũng rất nhiều và đa dạng.
Một số cổ vật được tìm thấy trong lăng mộ Lương Hiếu Vương.
Với vị thế và quyền uy không khác gì "thiên tử" nên khi Lương Hiếu Vương qua đời, số của cải được chôn cất cũng rất lớn, thậm chí còn hơn cả các vị hoàng đế triều Hán trước đó.
Theo ghi chép trong lịch sử, số vàng bạc, châu báu được chôn cất cùng với Lương Hiếu Vương, tương đương với hơn nửa ngân khố của nhà Hán lúc bấy giờ.
Chẳng trách Tào Tháo đã vớ được một món hời lớn khi trộm kho báu lớn như vậy trong lăng mộ Lương Hiếu Vương. Số của cải khổng lồ giúp Tào Tháo có thể nuôi đại quân trong vòng 3 năm mà không phải suy tính gì.
Tam Quốc chí cũng có ghi chép về việc Tào Tháo trộm mộ của Lương Hiếu Vương, thu được rất nhiều vàng bạc, châu báu. Theo đó, Tào Tháo dẫn binh đoàn của mình đột nhập lăng mộ Lương Hiếu Vương, phá quan tài và cướp được hàng vạn lượng vàng bạc, châu báu.
Trong thời gian giao chiến với Viên Thiệu, Trần Lâm, một tài tử đương thời trong Kiến An thất tử, đã giúp Viên Thiệu soạn ra một bài hịch có tên là "Vi Viên Thiệu hịch Dự Châu". Trong bài hịch này, Trần Lâm chỉ ra nhiều tội trạng của Tào Tháo, trong đó có cả tội trộm mộ để cướp vàng bạc. Đây được là hành vi đáng lên án nhất lúc bấy giờ.
Bí ẩn chưa giải đáp của lăng mộ xa hoaHơn 2.000 năm sau, các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc đã tiến hành những cuộc khai quật để "giải cứu" lăng mộ của Lương Hiếu Vương. Các chuyên gia cũng rất tò mò về lăng mộ chứa số vàng bạc, châu báu khổng lồ này, muốn xem rốt cục nó xa hoa đến mức nào. Đáng tiếc, số của cải trong mộ quá hấp dẫn nên những kẻ trộm mộ trước kia đã tìm mọi cách để đột nhập.
Cổng vào lăng mộ Lương Hiếu Vương.
Số vàng khổng lồ được ghi chép trong sử sách đều bị đánh cắp trong thời Tam Quốc, trong đó Tào Thào là người lấy trộm nhiều nhất. Theo ước tính của các chuyên gia, phải mất tới 72 con thuyền mới có thể vận chuyển được hết số vàng được chôn cất trong lăng mộ Lương Hiếu Vương.
Lăng mộ của Lương Hiếu Vương được xây dựng rất đặc biệt trong một ngọn núi đá rỗng, xung quanh được bảo vệ bằng đá tự nhiên. Lăng mộ sử dụng 1,8 tấn đá để bịt kín lối vào.
Dù số vàng bạc, châu báu đều bị bọn trộm mộ cướp trong quá khứ, nhưng các chuyên gia khảo cổ vẫn tìm thấy nhiều di vật văn hóa, trong đó có bộ quần áo bằng ngọc vô cùng quý giá.
Bộ quần áo bằng ngọc vô cùng quý giá được tìm thấy trong lăng mộ Lương Hiếu Vương.
Tuy nhiên, cho đến ngày nay, vẫn còn rất nhiều bí ẩn về lăng mộ Lương Hiếu Vương vẫn chưa được giải mã.
Còn về Tào Tháo, do rất thông thạo việc trộm mộ, nên trước khi qua đời, ông yêu cầu làm tang lễ đơn giản, không được chôn ngọc ngà, châu báu theo người. Mộ không được đắp đất, trồng cây...
Dù Tào Tháo qua đời năm 220, và các nhà khảo cổ Trung Quốc cũng nhiều lần tuyên bố rằng đã tìm được mộ Tào Tháo, nhưng đó vẫn chỉ là mộ giả. Mộ thật của Tào Tháo rốt cục ở đâu vẫn còn là một bí ẩn hàng nghìn năm chưa có lời giải.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ