Khi Quan Vũ bại trận, toàn bộ đại quân đều bỏ chạy, vậy vì sao Triệu Vân thất bại không ai rời đi?
Vị mãnh tướng có cái chết tức tưởi nhất Tam Quốc, bị 1 kẻ ‘tôm tép’ hạ theo cách khó ai tin nổi / Vì sao Quan Vũ dễ dàng chém Nhan Lương, Văn Xú? Lý do nhờ 1 thứ hiếm võ tướng nào có được
Trong Tam Quốc, bên cạnh những cuộc đấu trí căng thẳng giữa Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền, còn có các trận đơn đấu, những cuộc so tài đầy hấp dẫn giữa các võ tướng hàng đầu lúc bấy giờ. Bên cạnh khả năng đơn đấu, tài năng của các võ tướng còn được đánh giá cao qua những dịp đóng vai trò là chủ soái, tướng tiên phong thống lĩnh đại quân.
Vậy, đại quân dưới trướng sẽ hành động ra sao sau khi chứng kiến chủ tướng thất bại? Tình huống này từng xảy ra với cả Quan Vũ và Triệu Vân, tuy nhiên kết cục là rất khác nhau.
Quan Vũ và Triệu Vân đều là võ tướng ở dưới trướng của Lưu Bị, đóng vai trò là công thần khai quốc của nhà Thục Hán. Theo Tam Quốc diễn nghĩa, Quan Vũ, Triệu Vân cùng với Trương Phi, Mã Siêu và Hoàng Trung, được xếp vào Ngũ hổ tướng của Thục Hán. Trong Ngũ hổ tướng, Quan Vũ và Triệu Vân được coi là hai võ tướng nổi tiếng nhất, với nhiều thành tích trên chiến trường.
Quan Vũ và Trương Phi đi theo Lưu Bị ngay từ những ngày đầu lập nghiệp.
Theo ghi chép trong lịch sử, Quan Vũ quen biết Lưu Bị ngay từ những ngày đầu lập nghiệp. Hai người cùng với Trương Phi tham gia khởi nghĩa Khăn Vàng. Quan Vũ và Trương Phi trở thành những người anh em thân thiết và là hai cánh tay đắc lực của Lưu Bị.
Triệu Vân sinh ở huyện Chính Định, thuộc quận Thường Sơn, nay thuộc tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc). Ông được cho là có ngoại hình uy phong và hùng dũng. Ban đầu, Triệu Vân đi theo Công Tôn Toản. Lưu Bị đã gặp gỡ và kết giao với Triệu Vân trong thời gian vị quân chủ này nương nhờ Công Tôn Toản. Sau khi Công Tôn Toản bị tiêu diệt, Triệu Vân đã đi theo phò tá Lưu Bị và trở thành một trong những võ tướng mạnh nhất của Thục Hán sau này.
Triệu Vân đầu quân cho Lưu Bị và lập được nhiều công lớn trong các trận đánh lớn nhỏ.
Thất bại đáng tiếc của Quan VũQuan Vũ vô cùng dũng mãnh trên chiến trường.
Theo ghi chép trong lịch sử, Quan Vũ cả đời lập được rất nhiều chiến công hiển hách và chịu ít thất bại. Tháng 7 năm 219, Quan Vũ dẫn đại quân phát động cuộc chiến Tương – Phàn tiến đánh Tào Tháo. Ban đầu, Quan Vũ thống lĩnh đại quân giành được nhiều thắng lợi. Tuy nhiên, sau khi nghe tin Giang Lăng, một huyện thuộc Kinh Châu thất thủ, Quan Vũ đành phải lập tức dẫn binh quay về Nam . Tuy nhiên, sau đó, Quan Vũ vì lơ là phòng bị Đông Ngô nên bị đánh úp Kinh Châu.
Hai quận của Kinh Châu là Giang Lăng và Công An mất vào tay của Đông Ngô, vợ con của các tướng sĩ đang theo Quan Vũ chiến đấu cũng bị bắt sống. tuy nhiên, Lã Mông, tướng của Đông Ngô lại hạ lệnh không được lấn ép người nhà của các tướng sĩ Kinh Châu, đồng thời sớm tối sai người cấp thuốc, ban cơm áo cho những người bị bệnh tật, đói rét. Tin tức này đã nhanh chóng truyền đến binh sĩ của Quan Vũ nên họ không còn lòng dạ nào để chiến đấu nữa và dần tản mát hết.
Quan Vũ cùng đường sau khi để mất Kinh Châu.
Quan Vũ ban đầu có thể chạy về phía tây bắc để đến các quận Thượng Dung và Phòng Lăng, nhưng do quan hệ không tốt với các tướng trấn giữ tại đó là Mạnh Đạt và Lưu Phong, nên cùng đường chạy về phía nam ra Mạch Thành. Tuy nhiên, khi đến nơi, viện binh của Mạnh Đạt và Lưu Phong lại không đến cứu. Binh lính dưới trướng lần lượt bỏ chạy, Quan Vũ cùng đường chỉ có thể mang theo Quan Bình và một số ít binh lính bỏ chạy lên phía bắc, với hy vọng thoát khỏi vòng vây của Tôn Quyền để tới Ích Châu, hoặc Hán Trung, địa bàn của Lưu Bị.
Quan Vũ và con trai Quan Bình bị quân Đông Ngô hành quyết trên đường chạy tới Mạch Thành.
Khi chạy tới Lâm Thư, Quan Vũ bị quân Đông Ngô chặn đường phục kích và bắt sống. Cuối cùng, Quan Vũ và con trai là Quan Bình bị hành quyết tại chỗ. Mất Kinh Châu và cái chết của Quan Vũ đánh dấu bước ngoặt của Thục Hán khi phải chịu tổn thất lực lượng nặng nề, đồng thời chiến lược "Long Trung đối sách" của Gia Cát Lượng vạch ra không còn khả thi.
Lần duy nhất thất bại của Triệu VânTriệu Vân là võ tướng tài năng, thiện chiến hiếm có trong Tam Quốc.
Triệu Vân được đánh giá là vị tướng vô cùng dũng mãnh, thậm chí là "bách chiến bách thắng" trên chiến trường. Ông được người đương thời đánh giá là võ tướng hoàn mỹ nhất trong Tam Quốc khi văn, võ song toàn, đồng thời có mưu lược và lúc lâm sự rất bình tĩnh. Vì có tư duy nhạy bén, suy nghĩ thấu đáo, biết dùng mưu kế để ứng biến nên Triệu Vân cầm quân thường giành chiến thắng, hiếm khi thất bại.
Theo ghi chép lịch sử, Triệu Vân từng chịu thất bại duy nhất khi ông theo Gia Cát Lượng tham gia chiến dịch Bắc phạt lần thứ nhất năm 228. Ban đầu, lần Bắc phạt đầu tiên của Gia Cát Lượng khá thành công khi giành được nhiều chiến thắng và ưu thế. Triệu Vân tham gia cuộc chiến ở tuổi đã cao nhưng vẫn thống lĩnh binh sĩ chiến đấu.
Triệu Vân cùng với đại quân của thục Hán đã có cơ hội để giành chiến thắng trước Tào Ngụy, nhằm thay đổi cục diện Tam Quốc. Nhưng thật không ngờ sai lầm của Mã Tắc, tướng trấn thủ Nhai Đình, vùng đất trọng yếu, lại mắc sai lầm. Do Nhai Đình bị thất thủ nên quân Thục Hán đành phải rút lui, kết thúc chiến dịch Bắc phạt một cách đầy tiếc nuối.
Triệu Vân nhanh trí tìm cách rút lui an toàn cho các tướng sĩ sau khi chịu thất bại.
Trong cuộc chiến này, nhận thấy quân Ngụy quá đông, Triệu Vân mưu trí dùng kế nghi binh cố thủ, phóng hỏa thiêu rụi Cơ Cốc, khiến Tào Chân không thể truy đuổi, nên quân Thục mới có cơ hội dần lui về. Triệu Vân đảm nhận vị trí chặn hậu, đồng thời chỉ huy quân Thục rút lui có kỷ luật nên không bị tổn hại nhiều. Trong trận chiến này, Triệu Vân tuy chịu thất bại vì quân ít, thế yếu, nhưng vẫn lập công đầu khi giúp đại quân Thục giảm thiểu tổn thất.
Gia Cát Lượng sau khi biết việc này đã cho phép Triệu Vân lấy vải vóc để thưởng cho quân. Tuy nhiên, Triệu Vân từ chối vì cho rằng đội quân của ông phải rút về nên không đáng nhận thưởng. Rõ ràng, ngay cả khi chịu thất bại bất ngờ, binh sĩ dưới trướng Triệu Vân vẫn kiên quyết sát cánh và không hề bỏ chạy khỏi vị tướng này. Điều này hoàn toàn khác so với tình huống của Quan Vũ. Nguyên nhân thực sự là gì?
Vì sao binh sĩ bỏ chạy khỏi Quan Vũ, nhưng sát cánh với Triệu Vân?Quan Vũ tuy dũng mãnh, tài giỏi, nhưng lại quá kiêu ngạo.
Theo phân tích của các chuyên gia, có hai nguyên nhân khiến binh sĩ Thục Hán có hành động khác lạ như vậy.
Quan Vũ và Triệu Vân có năng lực quân sự rất mạnh, khó phân tài cao thấp, nhưng khi gặp thất bại lại hoàn toàn trái ngược nhau. Điều này chủ yếu liên quan đến tính cách và thái độ sống thường ngày của họ với binh lính dưới quyền.
Quan Vũ tuy có võ nghệ cao cường, dũng cảm phi thường, uy tín đứng đầu toàn quân, nhưng lại quá kiêu ngạo, hiếm khi để võ tướng nào trong thiên hạ lọt vào "mắt xanh". Lúc sinh thời, Quan Vũ vốn yêu quý sĩ tốt, nhưng lại coi thường các sĩ phu, do đó nảy sinh mâu thuẫn với không ít người. Sự thật này cũng được nhiều người biết đến thời Tam Quốc.
Quan Vũ thường không quá coi trọng binh sĩ trong các cuộc chiến và hiếm khi thể hiện tình cảm. Chính vì vậy, khi Quan Vũ thắng trận, nhiều người sẽ đi theo. Ngược lại, nếu ông thua, họ sẽ tự tìm cách chạy trốn vì không nhìn thấy tương lai.
Triệu Vân dù thua trận, nhưng vẫn tìm đường lui cho binh sĩ của mình.
Trong khi đó, Triệu Vân thì ngược lại, từ khi còn trẻ, ông đã là một người khiêm nhường. Tuy là võ tướng vang danh Tam Quốc, có khả năng chiến đấu tuyệt vời, vô cùng dũng mãnh, nhưng Triệu Vân lại không hề tranh giành công lao. Ông nổi tiếng chiến thắng nhiều trận đánh lớn nhỏ khi ở dưới trướng của cả Công Tôn Đoản và Lưu Bị.
Hơn nữa, Triệu Vân bước chân vào con đường binh nghiệp với xuất phát điểm là một người lính, coi tướng sĩ như huynh đệ, do đó ông biết binh lính dưới trướng cần gì và luôn quan tâm đến họ. Bất cứ khi nào thắng trận, Triệu Vân đều chia đều công lao và phần thưởng cho cấp dưới, đồng thời rất quan tâm đến tình trạng của binh lính.
Minh chứng là trong trận chiến Bắc phạt thất bại, Triệu Vân dù thua trận nhưng vẫn gánh vác mọi trọng trách, dùng mưu kế để đảm bảo đường lui an toàn cho binh lính. Chính vì vậy, quân sĩ dưới trướng của ông chịu ít tổn thất nhất và đương nhiên họ cũng không chọn cách rời bỏ một vị tướng "hoàn mỹ" như vậy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính